Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh trầm cảm có nguy hiểm không, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này. Theo bác sĩ, trầm cảm là căn bệnh có mối liên quan đến cả thể chất, tâm trạng và suy nghĩ, cụ thể trầm cảm vừa ảnh hưởng đến cách ăn ngủ, vừa ảnh hưởng đến cách bệnh nhân cảm nhận về bản thân và người xung quanh, đồng thời còn ảnh hưởng đến cả suy nghĩ. Nếu không được can thiệp điều trị phù hợp, có thể bằng thuốc và/ hoặc liệu pháp tâm lý, bệnh nhân có thể mắc bệnh kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều năm và kéo theo đó là vô số hệ lụy không lường trước. Tuy nhiên, khi bệnh nhân trầm cảm được tiếp nhận các phương pháp điều trị thích hợp thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan.
Vậy trầm cảm nguy hiểm thế nào? Theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trầm cảm nặng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất. Một số nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và đột quỵ hay bệnh lý mạch vành. Kết quả cho thấy, những bệnh nhân trầm cảm nặng và đang trong quá trình hồi phục sau đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn biện pháp chăm sóc, điều trị, dẫn đến nguy cơ sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Bệnh nhân trầm cảm cũng cảm thấy khó khăn hơn trong việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và khó tìm ra cách ứng phó với những thách thức mà bệnh tật gây ra. Một nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân trầm cảm nặng có nguy cơ tử vong trong vài tháng đầu sau nhồi máu cơ tim cao hơn những đối tượng khác.
Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không là câu hỏi rất được quan tâm. Theo bác sĩ, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này sẽ tùy thuộc vào những ảnh hưởng mà nó mang lại, cụ thể như sau:
Một trong những dấu hiệu đáng chú ý và phổ biến nhất của trầm cảm là những thay đổi trong giấc ngủ, nhất là khi chưa được điều trị. Mặc dù mất ngủ hay khó ngủ đủ giấc phổ biến hơn nhưng đôi khi một số bệnh nhân lại có nhu cầu ngủ tăng lên hoặc cảm thấy mất năng lượng quá mức. Các dấu hiệu mất ngủ phổ biến ở bệnh nhân trầm cảm không được điều trị bao gồm:
Lạm dụng rượu, ma túy phổ biến hơn ở những bệnh nhân trầm cảm không được can thiệp điều trị, đặc biệt phổ biến ở nhóm thanh thiếu niên cho đến trung niên. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm vì những đối tượng lạm dụng chất có xu hướng tự tử cao hơn, do đó rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Một số biểu hiện lạm dụng ma túy và rượu ở bệnh nhân trầm cảm không điều trị bao gồm:
Những đối tượng được chẩn đoán trầm cảm kèm theo lạm dụng ma túy hoặc rượu sẽ cần một kế hoạch điều trị rất chuyên biệt và có sự giám sát kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra.
Trầm cảm bản chất vẫn là căn bệnh có nguy cơ tự tử cao, đặc biệt là khi không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Bác sĩ cho biết bất kỳ bệnh nhân trầm cảm nào thể hiện ý định hoặc có ý nghĩ tự tử đều phải được quan tâm một cách rất nghiêm túc.
Mặc dù hầu hết những người trầm cảm nặng thực sự không cố gắng tự tử, nhưng thống kê cho thấy có đến hơn 90% trường hợp tự tử thành công bị trầm cảm hoặc mắc phải các rối loạn tâm thần khác. Kèm theo đó, người già bị trầm cảm và tự tử nhiều hơn chúng ta nghĩ khi có đến 40% trường hợp là trên 60 tuổi. Giải thích cho điều này, các bác sĩ cho biết người lớn tuổi là đối tượng dễ bị trầm cảm do thường xuyên mất đi người thân và bạn bè (do tuổi tác hoặc bệnh tật), kèm theo họ cũng mắc nhiều bệnh lý mãn tính hơn và đối mặt với nhiều sự thay đổi trong cuộc sống như nghỉ hưu hay sống mà cần đến sự hỗ trợ.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tự tử liên quan đến trầm cảm không được điều trị bao gồm:
Nếu xác định bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tự tử và đặc biệt khi kèm theo các dấu hiệu cảnh báo, chúng ta cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để nhận sự trợ giúp kịp thời. Ngoài ra, không để bệnh nhân trầm cảm có ý định tự tử ở một mình và chú ý đến những gì họ nói (vì người có ý định thường sẽ nói về việc tự tử trước khi cố gắng thực hiện).
Một số dấu hiệu cảnh báo tự tử ở bệnh nhân trầm cảm không được điều trị bao gồm:
Với thắc mắc trầm cảm có nguy hiểm không thì chắc chắn câu trả lời là CÓ. Bệnh không chỉ gây ra sự suy giảm về tinh thần mà còn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, có những hành động không thể kiểm soát. Việc điều trị bệnh trầm cảm là cần thiết và cần có sự phối hợp của cả người bệnh và người thân trong gia đình.
Khi thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm thì người thân cần đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Cùng với đó là thực hiện các liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Người bệnh trầm cảm có thể sử dụng viên uống chống lão hóa Yang NMN chứa NMN tinh khiết không pha trộn. NMN tinh khiết còn được gọi là Nicotinamide Mononucleotide. NMN có rất nhiều công dụng đáng chú ý, đặc biệt đối với những người suy nghĩ nhiều, stress, mất ngủ, trầm cảm, suy nghĩ lo âu, mất ngủ. Đặc biệt, hoạt chất này còn có tác dụng chống lại sự thoái hóa thần kinh, làm giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não, chống lại các bệnh liên quan đến lão hóa như bệnh Alzheimer, giúp tăng cường trí nhớ, giải tỏa lo lắng, căng thẳng, cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh giúp điều trị các chứng rối loạn não như động kinh,...