vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Bệnh béo phì độ 1 là gì?

25/07/2023
Béo phì là bệnh lý không hiếm gặp và được tính dựa theo chỉ số BMI. Béo phì được phân chia thành nhiều cấp độ, trong đó nhẹ nhất là béo phì độ 1. Vậy bệnh béo phì độ 1 là gì, xác định thế nào và cần can thiệp ra sao?

Béo phì độ 1 là gì và xác định thế nào?

Béo phì thường liên quan đến tình trạng cân nặng vượt chuẩn nhưng thực chất nó lại không đơn giản như vậy. Béo phì được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số này được tính toán thông qua chiều cao và cân nặng của một người với đơn vị tính là kg/m2.

Chỉ số BMI dành cho người trưởng thành được phân loại như sau:

  • Cân nặng bình thường: 18.5 đến 24.9;
  • Thừa cân: 25 đến 29.9;
  • Béo phì: Từ 30 trở lên;
  • Béo phì loại 1 hay độ 1: 30 đến 34.9;
  • Béo phì độ 2: 35 đến 39.9;
  • Béo phì độ 3: Từ 40 trở lên.
beo-phi-do-1
Chỉ số BMI giúp chẩn đoán béo phì độ 1 

Tuy nhiên một vấn đề cần lưu ý là chỉ số BMI vẫn còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng béo phì như một cách để đo lường các rủi ro sức khỏe, phạm vi BMI kể trên có thể không phù hợp với nhiều nhóm người. Ví dụ: Người châu Á và người Mỹ gốc Á có thể có nguy cơ sức khỏe cao hơn khi chỉ số BMI thấp hơn. Đối với người da đen, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng họ có lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn và khối lượng cơ nạc cao hơn người da trắng có cùng chỉ số BMI, đồng nghĩa dù có cùng chỉ số BMI thì người da đen sẽ có ít nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì hơn người da trắng.

Tóm lại, chỉ số BMI có thể là một điểm khởi đầu tốt để sàng lọc béo phì. Tuy nhiên do nó chỉ xem xét đến chiều cao và cân nặng thay vì các yếu tố khác nên BMI sẽ là một công cụ không hoàn hảo.

Đặc điểm người bị béo phì độ 1

Đối với người trưởng thành, bệnh béo phì độ 1 được chẩn đoán bằng cách sử dụng chỉ số BMI như đề cập ở phần trên. Đối với trẻ em, các bác sĩ sử dụng phép đo khác để thay thế trong vấn đề chẩn đoán béo phì độ 1.

Nếu chỉ ở mức độ thừa cân đơn thuần (chỉ số BMI từ 25 đến 29.9), bạn sẽ không nhất thiết phải mất đi nhiều năm tuổi thọ nhưng khi đã ở ngưỡng béo phì độ 1 cho đến béo phì độ 3 thì tuổi thọ ước tính sẽ ngắn hơn khoảng 6.5 năm so với những người bình thường.  

Bệnh béo phì độ 1 còn khiến bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các biến chứng sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh lý túi mật, viêm xương khớp, chứng ngưng thở khi ngủ và diễn tiến Covid-19 nặng.

Béo phì độ 1 là một bệnh lý mãn tính, và đối với nhiều người nó có thể tiến triển. Một số bệnh nhân kiểm soát tốt sẽ chuyển sang mức BMI thấp hơn và ngược lại sẽ có nhiều bệnh nhân gặp khó khăn khi BMI tiếp tục tăng, bất chấp các biện pháp can thiệp tích cực như thay đổi lối sống, điều trị y tế và phẫu thuật.

beo-phi-do-1
Béo phì độ 1 là một bệnh lý mãn tính

Bị béo phì độ 1 phải làm sao?

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Đầu tiên, người bệnh béo phì độ 1 hãy thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân ăn kiêng và tập thể dục trước vì đó là phương pháp giảm cân an toàn nhất cho người béo phì độ 1. Bạn hãy chắc chắn rằng đã trao đổi với bác sĩ và có thể kèm theo một chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt tay vào bất kỳ kế hoạch ăn kiêng hoặc tập thể dục nào nhằm đảm bảo an toàn và phù hợp.

Hiện nay có nhiều chế độ ăn kiêng có thể giúp hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng, trong đó Hướng dẫn chế độ ăn kiêng cho người Mỹ 2020–2025 cho rằng bất kỳ chế độ ăn kiêng đều nên ưu tiên những giải pháp sau:

  • Tăng cường thực phẩm và đồ uống giàu chất dinh dưỡng, bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo, đồ uống có bổ sung đậu nành, thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt;
  • Cắt giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, thực phẩm giàu cholesterol, natri và đường bổ sung;
  • Khẩu phần ăn mỗi ngày bao gồm dưới 10% calo từ carbohydrate và dưới 10% calo từ chất béo bão hòa;
  • Đảm bảo nhu cầu calo hàng ngày.

Nhu cầu calo của mỗi người sẽ thay đổi theo tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất và mục đích là giảm, tăng hay duy trì cân nặng. Các hướng dẫn về chế độ ăn kiêng sẽ bao gồm một biểu đồ giúp người bị béo phì độ 1 có thể tìm thấy mục tiêu calo phù hợp nhất. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra lời khuyên cá nhân, đặc biệt trong trường hợp bạn đang tìm giải pháp quản lý các vấn đề sức khỏe khác.

Người béo phì độ 1 nên đặt mục tiêu hoạt động thể chất, ngay cả khi không cố gắng giảm cân như sau:

Đối với người trưởng thành

  • Tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần, như đi bộ nhanh, khiêu vũ, yoga, quần vợt;
  • Ngoài ra hãy dành 75 đến 150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể chất hiếu khí cường độ cao, chẳng hạn như chạy bộ, đạp xe nhanh hoặc các bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT);
  • Người lớn tuổi mắc nhiều bệnh lý mãn tính nên hoạt động càng nhiều càng tốt nếu sức khỏe cho phép;

Đối với trẻ em bị béo phì độ 1

  • Trẻ độ tuổi mẫu giáo nên duy trì hoạt động suốt cả ngày và được khuyến khích chơi hoặc vận động cơ thể;
  • Trẻ em 6 đến 7 tuổi nên thực hiện tối thiểu 1 giờ với các hoạt động thể chất từ ​​trung bình đến mạnh mỗi ngày.

Thuốc

Nếu ăn kiêng và tập thể dục không đủ để giúp người bệnh béo phì độ 1 có cân nặng khỏe mạnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kết hợp với chế độ ăn uống.

Một số loại thuốc phổ biến được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sử dụng lâu dài là:

  • Orlistat (Xenical): Có sẵn với liều lượng thấp hơn mà không cần toa bác sĩ;
  • Phentermine-topiramate (Qsymia);
  • Naltrexone-bupropion;
  • Liraglutide: Một loại thuốc tiêm được FDA chấp thuận với liều thấp hơn để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Semaglutide (Wegovy);
  • Setmelanotide (IMCIVREE): Thuốc tiêm được FDA chấp thuận cho trẻ em mắc hội chứng Bardet-Biedl từ 6 tuổi trở lên.

Chuyên gia cho biết thuốc trị tiểu đường loại 2 Metformin (Glucophage) đôi khi được kê đơn để giảm cân ở thanh thiếu niên, cùng với các biện pháp can thiệp khác nhưng nó không được FDA chấp thuận vì các nghiên cứu còn trong giai đoạn hỗn hợp. Một  đánh giá theo dõi những người thừa cân hoặc béo phì được cho dùng Metformin đã phát hiện ra rằng những người trưởng thành đã giảm được một lượng nhỏ cân nặng theo thời gian.

Với những người đã được xác định mắc bệnh béo phì thì ngoài kế hoạch ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần hoạt chất quý như: Glabridin chiết xuất linh thảo, L-Carnitine, Piperine, Coenzyme Q10, ALA (Alpha Lipoic Acid) chiết xuất rau bina…. để giúp tăng vận chuyển glucose vào cơ, khống chế cảm giác đói và giảm tích trữ glucose,… Đồng thời tăng phân giải chất béo, ngăn mỡ tích tụ ở nội tạng, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và bền vững. Điều này không chỉ giúp nâng cao thể trạng mà còn đẩy lùi nhiều bệnh lý mạn tính do thừa cân, béo phì gây nên.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Suy giảm trí nhớ người già có thể cải thiện được không?

Suy giảm trí nhớ người già có thể cải thiện được không?

01/04/2025
Bạn có nhận thấy ông bà hoặc bố mẹ mình ngày càng hay quên hơn? Đây không chỉ là dấu hiệu lão hóa bình thường mà có thể là biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già – một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ không phải là điều tất yếu của tuổi già. Nếu hiểu đúng nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này. Vậy tại sao trí nhớ suy giảm theo tuổi tác? Có thể làm gì để bảo vệ não bộ? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Mua NMN chính hãng: 90% người dùng bỏ qua yếu tố quan trọng này

Mua NMN chính hãng: 90% người dùng bỏ qua yếu tố quan trọng này

01/04/2025
Viên uống NMN đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi chọn mua NMN chính hãng, nhiều người đã bỏ qua những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả thật sự. Vậy nên lưu ý điều gì khi mua NMN? Hãy tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Tăng sinh collagen trẻ hóa da: Bí quyết duy trì sự trẻ trung

Tăng sinh collagen trẻ hóa da: Bí quyết duy trì sự trẻ trung

01/04/2025
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ trẻ trung của làn da chính là collagen – loại protein giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Vậy làm thế nào để tăng sinh collagen trẻ hóa da một cách hiệu quả, giúp duy trì sự tươi trẻ ngoại hình? Hãy cùng khám phá những yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp khoa học giúp tối ưu hóa quá trình này.
Tác dụng của NMN: Chìa khóa cải thiện giấc ngủ chất lượng

Tác dụng của NMN: Chìa khóa cải thiện giấc ngủ chất lượng

01/04/2025
NMN không chỉ nổi bật với khả năng chống lão hóa, mà còn giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều hòa nhịp sinh học và giảm căng thẳng. Việc bổ sung NMN đúng cách có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm tình trạng mất ngủ mãn tính. Cùng khám phá tác dụng của NMN giúp giấc ngủ trở nên sâu và chất lượng hơn!
Viên uống NMN: Vì sao nên uống buổi sáng?

Viên uống NMN: Vì sao nên uống buổi sáng?

01/04/2025
Viên uống NMN đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào khả năng tăng cường NAD+, hỗ trợ năng lượng tế bào và chống lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết thời điểm nào uống NMN là tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất. Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.
NMN chất lượng cao: Giải pháp vàng tăng cường sức khỏe tim mạch

NMN chất lượng cao: Giải pháp vàng tăng cường sức khỏe tim mạch

01/04/2025
Tim mạch khỏe mạnh là nền tảng của một cuộc sống tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, sau tuổi 30, mức NAD+ giảm trung bình 25% và có thể giảm đến 50% sau tuổi 40, dẫn đến suy giảm chức năng tim, huyết áp cao và xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung NMN chất lượng cao có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim và làm chậm quá trình lão hóa mạch máu. Vậy NMN chất lượng cao có thực sự giúp bảo vệ tim mạch không? Hãy cùng khám phá ngay!
Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

31/03/2025
Theo nhiều nghiên cứu, trầm cảm gây mất ngủ, khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn giữa sự mệt mỏi và suy giảm tinh thần. Liệu có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này? NMN - một giải pháp tiềm năng giúp phục hồi não bộ, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ kinh niên.
Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

27/03/2025
Bạn thường xuyên quên trước quên sau, khó tập trung và xử lý thông tin chậm? Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu não bộ cần được bổ sung dưỡng chất quan trọng. Vậy suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả? Nghiên cứu từ Harvard cho thấy NMN giúp tăng 30% mức NAD+, hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh. Bổ sung Omega-3, vitamin B cũng giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt. Tìm hiểu ngay!
Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

27/03/2025
Bạn có từng quên chìa khóa dù vừa cầm trên tay? Hay đôi khi không nhớ nổi mình định làm gì dù chỉ mới nghĩ trong đầu? Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của tuổi tác hoặc do căng thẳng tạm thời. Nhưng thực tế, tưởng chỉ là "đãng trí" nhưng có thể là dấu hiệu nguy hiểm mang tên suy giảm trí nhớ. Vậy suy giảm trí nhớ do đâu và có cách nào khắc phục? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon