vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa thế nào?

01/08/2023
Bệnh Alzheimer là loại bệnh gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ. Ngoài các yếu tố di truyền và môi trường thì bệnh Alzheimer có liên quan nhiều đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Vậy bệnh Alzheimer là bệnh gì và bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thế nào?

Bệnh Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer là loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 27 triệu người trên toàn thế giới và chiếm 60 đến 70% trong tất cả các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer bắt đầu tiến triển với tình trạng mất trí nhớ nhẹ và có thể dẫn đến mất khả năng tiếp tục trò chuyện và phản ứng với môi trường. Nguyên nhân được chứng minh là do bệnh Alzheimer liên quan đến các phần kiểm soát suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của não. Vì vậy, bệnh Alzheimer có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người.
Bệnh alzheimer là bệnh gì?
Về mặt bệnh học các dấu hiệu chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ beta-amyloid bên ngoài tế bào thần kinh, sự tăng phospho hóa và tập hợp protein Tau bên trong tế bào thần kinh. Về mặt giải phẫu, bệnh nhân Alzheimer có biểu hiện teo não, đặc biệt là ở vùng hồi hải mã và vùng vỏ não mới. Hơn nữa, trong não của bệnh nhân Alzheimer mức độ giảm acetylcholine norepinephrine và dopamin đã được phát hiện. Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer hiện vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Các nhà khoa học tin rằng có khả năng không phải là một nguyên nhân duy nhất mà là một số yếu tố có thể ảnh hưởng khác nhau đến mỗi người, bao gồm:
  • Tuổi tác: Tuổi tác được cho là yếu tố rủi ro được biết đến nhiều nhất đối với bệnh Alzheimer.
  • Tiền sử gia đình: Các nhà khoa học tin rằng di truyền học có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát triển bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống bổ dưỡng, hoạt động thể chất, hạn chế uống rượu và không hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
  • Những thay đổi bất thường trong não có thể bắt đầu nhiều năm trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
  • Chế độ ăn uống, môi trường sống và làm việc có thể liên quan đến việc phát triển bệnh Alzheimer
Ở người lớn tuổi bệnh Alzheimer không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh Alzheimer là các vấn đề về trí nhớ và các chứng mất trí nhớ liên quan. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có thể gặp một số các triệu chứng sau đây:
  • Mất trí nhớ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như bị lạc ở một nơi quen thuộc hoặc lặp đi lặp lại các câu hỏi.
  • Rắc rối khi tính toán tiền và thanh toán hóa đơn.
  • Khó hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hoặc lúc rảnh rỗi.
  • Suy giảm hoặc khả năng phán đoán kém.
  • Đặt nhầm đồ vật và không thể quay lại các bước để tìm thấy chúng.
  • Thay đổi tâm trạng, tính cách hoặc hành vi.

Bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thế nào?

Rối loạn chuyển hóa là một nhóm các thành phần cho thấy tình trạng thừa dinh dưỡng. Chúng bao gồm năm thành phần là huyết áp cao, đường huyết cao, triglycerid huyết thanh cao (TG), cholesterol lipoprotein mật độ cao trong huyết thanh thấp (HDL-C) và béo bụng. Các thành phần của hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết, béo bụng và rối loạn lipid máu là những yếu tố nổi tiếng liên quan đến sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ ở giai đoạn cuối đời. Rối loạn chuyển hóa đại diện cho tình trạng viêm mạn tính, tăng insulin máu, rối loạn đường huyết, tổn thương mạch máu và stress oxy hóa liên quan đến bệnh Alzheimer. Sự mất cân bằng lipid và glucose trong tuần hoàn hết hợp với quá trình oxy hóa lipid làm tăng cường oxy phản ứng (ROS) dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống chống oxy hóa. Điều này thường gây ra tổn thương mạch máu và rối loạn chức năng hàng rào máu não, ảnh hưởng đến sự tích tụ amyloid, protein Tau và giảm tưới máu mãn tính, dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh.  Sự lắng đọng amyloid beta bắt đầu một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ mảng bám amyloid. Tuy nhiên, phản ứng này cũng kích thích dòng cytokine và các loại oxy phản ứng (ROS) làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa thần kinh. Hơn nữa, dòng thác viêm đã làm thay đổi quá trình phosphoryl hóa protein tau cùng với tổn thương oxy hóa đối với tế bào thần kinh. Phản ứng miễn dịch gây ra bởi amyloid, ngoài tình trạng viêm mãn tính do hội chứng chuyển hóa sẽ làm trầm trọng thêm quá trình gây bệnh Alzheimer, dẫn đến sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Bệnh alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa
Một nghiên cứu tiến hành điều tra việc bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thế nào đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 11.48 lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa. Trong đó, bệnh nhân có đường huyết lúc đói cao hơn 10 mg/dL có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng 0.3%.  Đái tháo đường không chỉ ảnh hưởng đến suy giảm nhận thức mà còn liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh mạch máu não, bao gồm tăng thể tích chất trắng cao và nhồi máu não. Suy giảm tín hiệu insulin và chuyển hóa glucose trong não là những yếu tố liên quan đến sinh bệnh học Alzheimer. Kháng insulin liên quan đến quá trình tăng phosphoryl hóa protein Tau, protein này khi bị tăng phosphoryl hóa sẽ kết tủa và tích tụ ở dạng đám rối sợi thần kinh. Hơn nữa, kháng insulin làm giảm nồng độ acetylcholine trong não dẫn đến rối loạn cholinergic liên quan đến bệnh lý Alzheimer. Các thụ thể insulin được biểu hiện trong não, đặc biệt là ở các khu vực liên quan đến đăng ký trí nhớ, chẳng hạn như vỏ não, hồi hải mã, vùng dưới đồi và hạch hạnh nhân. Vì vậy, insulin không chỉ điều chỉnh chuyển hóa glucose và lipid trong não mà còn điều chỉnh sự phát triển thần kinh và các hoạt động của tế bào thần kinh liên quan đến học tập và trí nhớ.  Bên cạnh đó, rối loạn chuyển hóa là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh đột quỵ, cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh Alzheimer. Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 1,8 lần. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến các quá trình sinh lý bệnh góp phần gây tổn thương tế bào do thiếu máu cục bộ như kích thích quá trình viêm, sản xuất gốc tự do, kích thích độc tính, gián đoạn dòng natri và canxi, thay đổi enzym, giải phóng endothelin, đông máu chậm, kích hoạt tiểu cầu, bạch cầu và rối loạn chức năng nội mô. Tất cả những quá trình này đều là yếu tố nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Tóm lại, bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa như thế nào đã được làm sáng tỏ. Bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 11.48 lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa. Do đó, duy trì những thói quen tốt và chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cũng liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, hoạt chất Nicotinamide Mononucleotid là tiền thân của coenzyme NAD, được biết đến với tác dụng kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu và ngăn chặn bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi nhờ khả năng đẩy lùi thoái hóa kết nối của neuron thần kinh và duy trì sự minh mẫn.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Suy giảm trí nhớ người già có thể cải thiện được không?

Suy giảm trí nhớ người già có thể cải thiện được không?

01/04/2025
Bạn có nhận thấy ông bà hoặc bố mẹ mình ngày càng hay quên hơn? Đây không chỉ là dấu hiệu lão hóa bình thường mà có thể là biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già – một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ không phải là điều tất yếu của tuổi già. Nếu hiểu đúng nguyên nhân và có giải pháp phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này. Vậy tại sao trí nhớ suy giảm theo tuổi tác? Có thể làm gì để bảo vệ não bộ? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
Mua NMN chính hãng: 90% người dùng bỏ qua yếu tố quan trọng này

Mua NMN chính hãng: 90% người dùng bỏ qua yếu tố quan trọng này

01/04/2025
Viên uống NMN đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi chọn mua NMN chính hãng, nhiều người đã bỏ qua những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả thật sự. Vậy nên lưu ý điều gì khi mua NMN? Hãy tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Tăng sinh collagen trẻ hóa da: Bí quyết duy trì sự trẻ trung

Tăng sinh collagen trẻ hóa da: Bí quyết duy trì sự trẻ trung

01/04/2025
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ trẻ trung của làn da chính là collagen – loại protein giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Vậy làm thế nào để tăng sinh collagen trẻ hóa da một cách hiệu quả, giúp duy trì sự tươi trẻ ngoại hình? Hãy cùng khám phá những yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp khoa học giúp tối ưu hóa quá trình này.
Tác dụng của NMN: Chìa khóa cải thiện giấc ngủ chất lượng

Tác dụng của NMN: Chìa khóa cải thiện giấc ngủ chất lượng

01/04/2025
NMN không chỉ nổi bật với khả năng chống lão hóa, mà còn giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều hòa nhịp sinh học và giảm căng thẳng. Việc bổ sung NMN đúng cách có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm tình trạng mất ngủ mãn tính. Cùng khám phá tác dụng của NMN giúp giấc ngủ trở nên sâu và chất lượng hơn!
Viên uống NMN: Vì sao nên uống buổi sáng?

Viên uống NMN: Vì sao nên uống buổi sáng?

01/04/2025
Viên uống NMN đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào khả năng tăng cường NAD+, hỗ trợ năng lượng tế bào và chống lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết thời điểm nào uống NMN là tối ưu để đạt hiệu quả cao nhất. Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.
NMN chất lượng cao: Giải pháp vàng tăng cường sức khỏe tim mạch

NMN chất lượng cao: Giải pháp vàng tăng cường sức khỏe tim mạch

01/04/2025
Tim mạch khỏe mạnh là nền tảng của một cuộc sống tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, sau tuổi 30, mức NAD+ giảm trung bình 25% và có thể giảm đến 50% sau tuổi 40, dẫn đến suy giảm chức năng tim, huyết áp cao và xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung NMN chất lượng cao có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim và làm chậm quá trình lão hóa mạch máu. Vậy NMN chất lượng cao có thực sự giúp bảo vệ tim mạch không? Hãy cùng khám phá ngay!
Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

31/03/2025
Theo nhiều nghiên cứu, trầm cảm gây mất ngủ, khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn giữa sự mệt mỏi và suy giảm tinh thần. Liệu có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này? NMN - một giải pháp tiềm năng giúp phục hồi não bộ, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ kinh niên.
Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

27/03/2025
Bạn thường xuyên quên trước quên sau, khó tập trung và xử lý thông tin chậm? Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu não bộ cần được bổ sung dưỡng chất quan trọng. Vậy suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả? Nghiên cứu từ Harvard cho thấy NMN giúp tăng 30% mức NAD+, hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh. Bổ sung Omega-3, vitamin B cũng giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt. Tìm hiểu ngay!
Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

27/03/2025
Bạn có từng quên chìa khóa dù vừa cầm trên tay? Hay đôi khi không nhớ nổi mình định làm gì dù chỉ mới nghĩ trong đầu? Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của tuổi tác hoặc do căng thẳng tạm thời. Nhưng thực tế, tưởng chỉ là "đãng trí" nhưng có thể là dấu hiệu nguy hiểm mang tên suy giảm trí nhớ. Vậy suy giảm trí nhớ do đâu và có cách nào khắc phục? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon