Âm nhạc là 1 phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên cuộc sống, theo đó nó không đơn thuần là một bài hát, một giai điệu hay một âm thanh mà còn là một thế giới quan đầy sâu sắc với những câu chuyện riêng biệt. Con người sử dụng âm nhạc như một phương tiện thể hiện cảm xúc, tạo ra niềm tin, tăng thêm động lực và đặc biệt là mang lại tâm lý tích cực, do đó ngày nay nhiều chuyên gia đã nghiên cứu và sử dụng âm nhạc giúp giảm stress một cách hiệu quả và rất an toàn.
Vậy stress là gì? Theo các chuyên gia tâm lý, stress là phản ứng của cơ thể trước những tác động của các yếu tố (cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể) đến hệ thần kinh và tâm sinh lý. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta đều ít nhiều sẽ có lúc khó khăn, thăng trầm và mất cân bằng, từ đó dẫn đến tâm lý chán nản với tất cả. Tinh thần mệt mỏi và đang cảm thấy tổn thương sẽ rất cần một giải pháp để xoa dịu và âm nhạc sẽ là một trong những thứ mà người bị stress rất cần.
Nhắc đến việc sử dụng âm thanh giảm stress, nhiều người tỏ vẻ hoài nghi nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Nếu tính ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra dù ở bất cứ nơi đâu thì những âm thanh vui vẻ đều sẽ khiến ta cảm thấy hạnh phúc và tràn đầy năng lượng. Kèm theo đó, những thời điểm cảm thấy chán nản hay mệt mỏi, việc tìm đến âm nhạc sẽ giúp giải tỏa tâm trạng nhanh chóng và xóa bỏ tất cả cảm xúc tiêu cực. Vì vậy việc sử dụng âm nhạc giúp giảm stress hoàn toàn có cơ sở.
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của âm nhạc đến tinh thần. Một nghiên cứu thực hiện tại Hoa Kỳ trên 40 bệnh nhân đục thủy tinh thể với những cơn đau kéo dài và được chăm sóc tại bệnh viện trước khi đưa vào phẫu thuật. Độ tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu này là 74. Để thực hiện nghiên cứu về tác động của âm nhạc giúp giảm stress, các nhà khoa học đã chia bệnh nhân thành 2 nhóm riêng biệt: Một nhóm được chăm sóc theo chế độ bình thường của bệnh viện trong khi nhóm còn lại vừa được chăm sóc tương tự vừa được sắp xếp tiếp xúc với âm nhạc trong suốt quá trình phẫu thuật và giai đoạn hậu phẫu. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân tiếp xúc với âm nhạc luôn giữ được trạng thái tâm lý bình tĩnh trong suốt quá trình phẫu thuật, được thể hiện thông qua chỉ số áp suất luôn được duy trì ở mức ổn định. Ngược lại, nhóm không được tiếp xúc với âm nhạc lại cảm thấy lo lắng và sợ hãi nhiều hơn với chỉ số áp suất tăng liên tục.
Điều này cho thấy, âm nhạc thực sự là một liệu pháp chống stress hiệu quả khi tác động đến tinh thần để giảm bớt sự căng thẳng và lo âu.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia tâm lý hay bác sĩ lại khuyến khích chúng ta thường xuyên nghe nhạc, bởi vì âm nhạc tác động vô cùng đặc biệt đến cơ thể khi tạo ra những âm thanh giảm stress đánh vào tinh thần, qua đó thư giãn các dây thần kinh đang căng thẳng. Vậy âm thanh giảm stress tác động đến tinh thần của như thế nào không?
Theo các chuyên gia, âm nhạc được phát ra sẽ lan tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng rung động, sau đó sẽ đi vào tai người. Những rung động âm thanh sẽ tiếp tục được biến đổi thành các dạng tín hiệu điện, được các tế bào thần kinh tiếp nhận và phân phối, sau đó tiếp tục di chuyển đến từng vị trí khác nhau trong vỏ não.
Ở mỗi vị trí tương ứng sẽ có bộ phận tiếp nhận tín hiệu khác nhau, đó có thể là nhịp điệu, giai điệu, cao độ… Đến khi tất cả những tín hiệu được xử lý và tổng hợp lại ở não bộ thì âm thanh hoàn chỉnh sẽ được tiếp nhận và chúng ta có thể cảm nhận chính xác giai điệu của âm thanh.
Thông qua những yếu tố này, các dây thần kinh đang cảm thấy căng thẳng sẽ phải thực hiện nhiệm vụ xử lý âm thanh, và do chúng tương đối dễ chịu nên tạo ra cho người bệnh cảm giác thích thú và không phải bận tâm đến những mối lo âu khác. Điều này khiến tinh thần hay stress được xoa dịu, thay vào đó là tập trung cảm thụ âm nhạc và dĩ nhiên những vấn đề rối loạn tâm lý sẽ được đánh bay hoàn toàn.
Theo các nghiên cứu, nhịp điệu của âm nhạc có khả năng kích thích não bộ. Cụ thể những bản nhạc có tiết tấu nhanh chóng, dồn dập, vui tươi sẽ giúp tinh thần chúng phấn chấn và tràn đầy năng lượng hơn. Trong khi những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng sẽ giúp thư giãn tinh thần và duy trì được trạng thái tâm lý bình tĩnh và cân bằng.
Qua nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân đục thủy tinh thể, chúng ta có thể thấy rằng các tế bào thần kinh não và nhịp tim của con người cũng có mối liên kết chặt chẽ lẫn nhau. Khi con người đang ở trạng thái lo lắng, sợ hãi, nhịp tim sẽ nhanh hơn kết hợp nhịp thở tăng lên sẽ khiến tinh thần người bệnh trở nên căng thẳng và không thể tập trung. Tuy nhiên, khi được xoa dịu bằng âm thanh giảm stress, tinh thần sẽ nhanh chóng cảm thấy được thư giãn và cơ thể cũng thấy nhẹ nhõm hơn.
Âm nhạc luôn mang đến những giá trị tích cực trong cuộc sống, đặc biệt là tâm lý luôn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn và do đó vượt qua dễ dàng những lúc buồn chán, mệt mỏi.
Để giải pháp âm nhạc giúp giảm stress phát huy hết công năng tối đa, trong quá trình sử dụng âm nhạc người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
Mặc dù âm nhạc có nhiều vai trò quan trọng và hoàn toàn không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên xem âm nhạc là một loại “thuốc thần”, vì mặc dù có khả năng vực dậy tinh thần, giảm bớt stress, mệt mỏi… nhưng đối với các bệnh về thần kinh như rối loạn lo âu, trầm cảm… thì âm nhạc không thể nào chữa được. Nếu bạn đang có dấu hiệu stress kéo dài thì hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Song song với việc dùng thuốc điều trị, bạn có thể kết hợp với thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh hiệu quả.