Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong một số hoạt động chức năng của cơ thể như sự hình thành tế bào hồng cầu hoặc duy trì chức năng thần kinh. Vì vậy nếu thiếu hụt loại vitamin này có thể gây ra thiếu máu, thương tổn thần kinh hoặc các vấn đề về trí nhớ. Có thể bổ sung vitamin B12 thông qua chế độ ăn hoặc sử dụng thuốc uống vitamin B12 nhằm giải quyết tình trạng thiếu vitamin B12. Vậy ai cần bổ sung vitamin B12 nhất?
Nhu cầu vitamin B12 trong cơ thể người như thế nào?
Vitamin B12là vitamin nhóm B quan trọng giúp đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào thần kinh và tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu. Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp cơ thể tạo ra DNA, vật liệu di truyền trong các tế bào. Tuy nhiên cơ thể người không thể tự tổng hợp vitamin B12 mà phải tiêu thụ thông qua thực phẩm hoặc đồ uống có chứa chất này. Vitamin B12 được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt, trứng, sữa hoặc một số loại bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, nhu cầu vitamin B12 của người trưởng thành rơi vào khoảng 2,4 mcg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có thể cần nhiều hơn. Lượng vitamin B12 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần sẽ thay đổi tùy theo lứa tuổi:
Trẻ sơ sinh - 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 0,5 mcg
Trẻ 1 - 3 tuổi: 0,9 mcg
Trẻ 4 - 8 tuổi: 1,2 mcg
Trẻ 9 - 13 tuổi: 1,9 mcg
Ai cần bổ sung vitamin B12?
Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 cần được tăng cường bổ sung vitamin B12 nhóm này gồm có:
Người trên 50 tuổi: Càng về già thì các tế bào dạ dày càng hoạt động kém hiệu quả hơn và tiết ra ít axit hydrochloric hơn đồng nghĩa với lượng vitamin B12 hấp thụ cũng suy giảm.
Rối loạn tiêu hoá: Người bị bệnh Celiac, bệnh Crohn hay người trải qua phẫu thuật giảm cân sẽ dẫn tới các thay đổi chức năng đường tiêu hoá gây tiết quá ít axit hydrochloric dẫn tới giảm hấp thụ vitamin B12.
Người ăn thuần chay nghiêm ngặt: Là nhóm đối tượng không sử dụng tất cả các sản phẩm từ động vật cũng chính là nguồn vitamin B12 dồi dào nhất. Do đó những người ăn chay nên cân nhắc sử dụng thêm các ngũ cốc tăng cường vi chất dinh dưỡng hoặc men dinh dưỡng để bổ sung vitamin B12.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai đặc biệt là người ăn chay dự định cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cần trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung vitamin B12, vì trẻ khi thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn tới các tổn thương về thần kinh.
Sử dụng thuốc: Hai loại thuốc điều trị loét và trào ngược dạ dày như thuốc ức chế chế bơm protin và ức chế giải phóng axit dạ dày có thể gây ra tình trạng giảm hấp thu vitamin B12 cho cơ thể.
Thiếu máu ác tính: Tình trạng tự miễn dịch này có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất yếu tố nội tại của dạ dày, do đó không thể hấp thu vitamin B12 qua hệ tiêu hoá.
Làm thế nào để cải thiện và phòng ngừa thiếu vitamin B12?
Các trường hợp thiếu hụt vitamin B12 có thể cải thiện bằng cyanocobalamin - một dạng vitamin B12 nhân tạo. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân của sự thiếu hụt mà người bệnh có thể được chỉ định phải điều trị ở mức vitamin B12 nhất định cho tới khi bình thường hoặc có thể phải bổ sung vitamin B12 suốt quãng đời. Các lựa chọn điều trị thiếu vitamin B12 gồm có:
Thuốc uống vitamin B12
Tiêm bắp vitamin B12
Vitamin B12 dạng xịt mũi
Bên cạnh đó để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin B12 hoàn toàn có thể thông qua cải thiện chế độ ăn uống và lối sống như:
Bổ sung thêm các thực phẩm từ động vật như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa
Thực phẩm tăng cường là các thực phẩm có bổ sung một số vitamin và chất dinh dưỡng nhất định như ngũ cốc ăn sáng, men dinh dưỡng, sữa thực vật và một số loại bánh mì
Tránh uống rượu vì sử dụng rượu thường xuyên có thể làm hỏng hệ thống tiêu hoá, khiến cơ thể khó hấp thu vitamin B12
Kiểm soát các bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, bệnh Celiac.
Tóm lại, vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ con người vì vậy các đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12 như người lớn tuổi, người bị rối loạn tiêu hoá, người ăn thuần chay hoặc phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung vitamin B12 để thánh sự thiếu hụt gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Việc bổ sung vitamin B12 có thể thông qua chế độ ăn hàng ngày hay các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần tổ hợp vitamin nhóm B (B1, B3, B6, B12) được chiết xuất nấm tùng nhung để hỗ trợ chức năng các enzyme chuyển hóa năng lượng, dưỡng da đẹp hậu giảm cân và cân bằng hormone nội tiết,… Nhờ đó chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.