Rối loạn lo âu lan tỏa là gì và các dấu hiệu của bệnh?
10/06/2023
Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý làm cho người bệnh luôn trong tình trạng lo lắng, sợ hãi quá mức gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nhận diện và điều trị bệnh đúng đắn là biện pháp giúp người bệnh sớm thoát khỏi những tác động tiêu cực. Vậy rối loạn lo âu lan tỏa có triệu chứng gì và có những phương pháp điều trị hiệu quả nào?
Tổng quan về rối loạn lo âu lan tỏa
“Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?”. Rối loạn lo âu lan tỏa là bệnh lý xảy ra ở người bệnh bị lo âu, căng thẳng quá mức về một hoạt động, sự việc diễn ra xung quanh trong thời gian ít nhất 6 tháng. Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn lo âu lan tỏa cao hơn so với nam giới và bệnh lý chiếm khoảng 3% dân số thế giới.
Người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường có cái nhìn tiêu cực, bi quan về cuộc sống và nếu không được điều trị thì dễ có những suy nghĩ, hành vị tự làm hại chính mình.
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu nguyên nhân có thể gây ra rối loạn lo âu lan tỏa. Phần lớn đều cho thấy không có nguyên nhân nào đơn lẻ, hầu hết là nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau hình thành nên rối loạn cảm xúc hoặc làm tăng nguy cơ gây bệnh:
Do di truyền: Rối loạn lo âu lan tỏa có xu hướng di truyền. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với người thân trong gia đình
Yếu tố ngoại cảnh: Sang chấn tâm lý từng mắc, stress, bạo lực, lạm dụng chất kích thích hoặc thiếu quan tâm từ gia đình có thể là nguyên nhân gây rối loạn lo lan tỏa;
Nghiện thuốc lá: Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 5 – 6 lần;
Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa
Các dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa như sau:
Lo lắng, suy nghĩ về sự việc, hoạt động xung quanh diễn ra một cách quá độ và không thể kiểm soát được những suy nghĩ như vậy;
Mức độ lo lắng tăng lên, mặc dù không có vấn đề gì nhưng người bệnh lại đột nhiên ở trong trạng thái bất an khiến họ vô cùng căng thẳng, mệt mỏi;
Thay đổi tính cách, dễ cáu gắt và bực bội;
Khó chịu, bồn chồn, hầu như không có cảm giác thoải mái, thư giãn;
Giảm tập trung, giảm chú ý làm cho hiệu suất làm việc, học tập bị suy giảm;
Hồi hộp, nhịp tim nhanh và nếu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, thậm chí là đột tử ở người mắc bệnh tim từ trước;
Dễ ớn lạnh, đau nhức mắt, mặt đỏ bừng;
Đau, căng cơ vùng gáy, đau nhức mắt;
Đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt…
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Nguyên tắc trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm: Giảm căng thẳng, lo âu và giải quyết các triệu chứng người bệnh đang gặp phải. Phác đồ điều trị bệnh lý hiệu quả là phối hợp giữa tâm lý trị liệu và thuốc.
Điều trị bằng thuốc
Nguyên tắc dùng thuốc trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa là ưu tiên liệu pháp đơn trị liệu, khởi đầu liều thấp và tăng liều từ từ đến khi đạt hiệu quả. Hạn chế tối đa việc sử dụng nhóm thuốc giải âu lo gây nghiện. Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bao gồm:
Thuốc giải âu lo: Bao gồm nhóm Benzodiazepines (Lorazepam, Diazepam, Bromazepam, Alprazolam), nhóm Non – Benzodiazepines (Etifoxine HCl, Zopiclon, Sedanxio…);
Nhóm thuốc chống trầm cảm: Bao gồm nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng, nhóm ức chế tái hấp thu Serotonin (SSRI)…
Phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường sau 8 tuần điều trị, hiệu quả của thuốc đạt tối đa và người bệnh có thể cảm nhận được công dụng như giảm triệu chứng lo âu, sợ hãi. Thời gian điều trị bằng thuốc thường kéo dài trong khoảng 6 – 12 tháng để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Điều trị bằng tâm lý trị liệu
Nguyên tắc khi sử dụng liệu pháp tâm lý là giải quyết căn nguyên dẫn đến bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, lo âu trong suy nghĩ của người bệnh thông qua sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức:
Quản lý căng thẳng: Giúp người bệnh hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn, vượt qua chứng rối loạn lo âu hiệu quả hơn;
Hoạt động thư giãn: Giúp thư giãn tinh thần, giảm các dấu hiệu lo âu cả về thể chất và tinh thần. Một số hoạt động thư giãn hiệu quả như thiền định, tập yoga, các bài tập thở sâu, nghỉ ngơi trong phòng có ánh sáng phù hợp…
Loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực: Các chuyên gia có thể giúp người bệnh lập các danh sách những suy nghĩ tiêu cực, viết ra một danh sách những suy nghĩ tích cực và hướng dẫn người bệnh tìm ra cách thay thế cho những suy nghĩ tiêu cực;
Tập thể dục: Giúp nâng cao sức khỏe, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực.
Sau khi kết thúc liệu trình điều trị, người bệnh có sự thay đổi nhân sinh quan về cuộc sống, giảm suy nghĩ tiêu cực hơn về các vấn đề trong cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh.
Các biện pháp phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa
Với nhịp sống công nghiệp và ngày càng phát triển hiện nay, việc chung sống với stress và áp lực là điều tất yếu. Tuy nhiên chúng ta cần biết cách xử lý các vấn đề trong cuộc sống để giữ được sự cân bằng cho chính mình:
Học cách sắp xếp giữa học tập, công việc và thư giãn phù hợp, khoa học;
Tập thể dục mỗi ngày;
Khi có những vấn đề căng thẳng, áp lực, lo âu mất ngủ… nên chia sẻ với người thân hoặc bạn bè...
Trường hợp phát hiện bản thân có những vấn đề về hồi hộp, bồn chồn, lo lắng… nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn, cũng như cho lời khuyên hợp lý;
Tập buông bỏ những lo âu không cần thiết trong cuộc sống.
Đối với người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bên cạnh thuốc điều trị thì chất lượng tâm trạng tốt, giấc ngủ ổn định và giảm các suy nghĩ tiêu cực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide là một yếu tố quan trọng góp phần trong việc đẩy lùi những vấn đề sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh.