Trầm cảm là trạng thái rối loạn tâm lý và tâm thần được chia thành 3 mức độ, bao gồm trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trầm cảm nặng là loại rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, để lại nhiều hậu quả cho bệnh nhân và gia đình. Vậy những dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm nặng là gì?
Trầm cảm là trạng thái rối loạn tâm lý và tâm thần. Người bệnh trầm cảm luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, giảm ngon miệng và mất hứng thú trong cuộc sống. Bệnh nhân buồn bã và chán chường lâu ngày khiến bệnh trầm cảm nặng hơn khiến bệnh nhân có ý định hoặc hành vi tự tử.
Trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào từ người trẻ đến người già. Mỗi độ tuổi sẽ có những triệu chứng của bệnh trầm cảm khác nhau.
Trầm cảm được chia làm 3 mức độ, bao gồm:
Trầm cảm nhẹ.
Trầm cảm vừa.
Trầm cảm nặng.
Trầm cảm nặng là loại rối loạn cảm xúc nghiêm trọng khiến bệnh nhân thấy rất buồn, giảm hứng thú, suy nghĩ tiêu cực và có nguy cơ dẫn đến tự tử rất cao. Bệnh nhân trầm cảm nặng có thể có hành động tự làm hại bản thân, có suy nghĩ về cái chết một cách thụ động hoặc ý tưởng muốn tự sát và nặng hơn là các nỗ lực thực hiện hành vi tự sát. Tự sát có thể đột ngột, được chuẩn bị trước hoặc âm thầm.
Trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất cần phải kiên trì điều trị. Hơn 50% trường hợp tự tử nguyên nhân là do trầm cảm. Nam giới ít bị trầm cảm hơn nữ giới nhưng khi bị trầm cảm lại có xu hướng tự tử cao hơn. Ý định tự tử nhiều hơn so với hành vi tự sát 10 - 12 lần. Nguy cơ tự sát cao hơn ở những bệnh nhân đã từng tự sát hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu và những người sống cô lập với xã hội.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng là gì?
Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng có 2 triệu chứng chính và các triệu chứng liên quan của bệnh trầm cảm khác.
2 triệu chứng chính, bao gồm:
Bệnh nhân thường có tâm trạng buồn rầu, có hoặc không kèm theo triệu chứng bi quan, hay khóc trước mọi việc.
Mất động lực và giảm hứng thú trong tất cả mọi việc kể cả những việc từng là sở thích trước đây.
Các triệu chứng liên quan của bệnh trầm cảm, bao gồm:
Tâm trạng luôn chán nản: Người bệnh có tâm trạng buồn hoặc tức giận cùng lúc, ngay cả khi những điều tốt đẹp đang diễn ra. Đôi khi có thể là cảm giác trống vắng và vô vọng.
Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có thể mắc chứng khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Biểu hiện có thể là khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, bị thức dậy giữa đêm hoặc dậy sớm hơn bình thường và không phục hồi được năng lượng sau một giấc ngủ.
Rối loạn ăn uống: Người bệnh trầm cảm nặng có thể thay đổi khẩu vị và cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân dễ dàng giảm hoặc tăng cân một cách đột ngột trong thời gian ngắn.
Tâm thần vận động chậm chạp hoặc kích động: Người bệnh trầm cảm nặng thường cảm thấy chậm chạp về cả hành động và suy nghĩ. Bệnh nhân cảm thấy không muốn di chuyển, di chuyển nặng nề, chậm chạp hoặc biểu hiện bứt rứt, bồn chồn, thậm chí kích động.
Suy nghĩ tự sát: Bệnh nhân trầm cảm nặng thường có suy nghĩ tự sát hoặc tự làm hại bản thân. Có thể là những suy nghĩ về cái chết thụ động như muốn ngủ một giấc và không muốn dậy nữa. Có khi là những suy nghĩ chủ động muốn chết, có thể lên kế hoạch hoặc không nhưng chưa thực hiện. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân trầm cảm nặng sẽ cố gắng thực hiện hành vi tự sát.
Mất niềm vui: Người bệnh trầm cảm nặng có thể đánh mất hoặc giảm đi niềm vui từ những hoạt động họ từng yêu thích trước đây.
Cảm giác tội lỗi và vô giá trị: Bệnh nhân cảm thấy tội lỗi và vô giá trị vì trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân và lòng tự trọng.
Những trường hợp bệnh trầm cảm rất nghiêm trọng người bệnh sẽ xuất hiện những ảo giác hoặc hoang tưởng.
Cảm giác bất lực và vô vọng.
Hầu hết bệnh nhân trầm cảm nặng đều có suy nghĩ về cái chết và nghiêm trọng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát.
Ban đầu người bệnh có suy nghĩ bệnh nặng thế này thì chết mất, dần dần bệnh nhân nghĩ rằng chết đi cho đỡ đau khổ. Các ý nghĩ lâu dần biến thành niềm tin là gia đình sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân chết. Từ đó người bệnh hình thành ý nghĩ và hành vi tự sát.
Mật độ và cường độ của ý định tự tử rất khác nhau. Có thể ý định chỉ mới ập đến trong khi trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Tình huống nặng hơn khi ý nghĩ tự tử tái diễn, bệnh nhân có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.
Động cơ tự sát là mong muốn chấm dứt trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ bệnh nhân trầm cảm.
Nguy cơ tự sát cao nhất ở những bệnh trầm cảm nặng, tuy nhiên hoàn toàn có thể gặp ở những bệnh nhân trầm cảm nhẹ và vừa.
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nặng
Bệnh trầm cảm nặng là tình trạng bệnh lý phức tạp vì có nhiều nguyên nhân tác động tới như sinh học, xã hội và tâm lý.
Một số nguyên nhân gây bệnh trầm cảm nặng, bao gồm:
Trầm cảm nhẹ và vừa nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có nguy cơ phát triển thành trầm cảm nặng. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp nhất.
Căng thẳng kéo dài do môi trường sống không ổn định hoặc bạo lực.
Sang chấn tâm lý do thất bại trong công việc, trải qua biến cố lớn như trở thành nạn nhân của lạm dụng hoặc tấn công tình dục dẫn đến căng thẳng và stress kéo dài.
Yếu tố di truyền: Tiền sử bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ con cái cũng mắc bệnh cao hơn người có bố mẹ không mắc bệnh.
Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm cao hơn nam giới 2 lần do phụ nữ thường gánh vác nhiều việc như công việc xã hội, gia đình, con cái và không có thời gian chăm sóc bản thân.
Lạm dụng rượu, ma túy hoặc nghiện các chất kích thích.
Mất ngủ thường xuyên.
Ảnh hưởng bởi một số bệnh như như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não và sa sút trí tuệ.
Điều trị bệnh trầm cảm nặng
Điều trị bệnh trầm cảm nặng cần nhiều thời gian và kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý, vận động và chế độ ăn uống.
Bệnh trầm cảm nặng có ý định tự sát bắt buộc phải cho bệnh nhân điều trị nội trú trong khoa tâm thần của bệnh viện.
Một số lưu ý khi điều trị bệnh trầm cảm nặng, bao gồm:
Uống thuốc trầm cảm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Không bỏ điều trị nếu 1 loại thuốc không giúp người bệnh giảm triệu chứng trầm cảm. Nếu loại thuốc đang sử dụng không hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc khác phù hợp với bệnh nhân.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng và đủ liều. Không tự ý ngưng thuốc đột ngột. Tiếp tục dùng thuốc trầm cảm ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
Dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp với thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não, từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh.
Đảm bảo một cuộc sống vui vẻ và hài hòa, chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tập thể dục thể thao hàng ngày.
Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu của bệnh trầm cảm nặng. Từ đó có phương án chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình.