vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Theo dõi huyết áp bình thường cho một người béo phì

07/09/2023
Béo phì là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tăng huyết áp, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Vậy huyết áp của người béo phì bao nhiêu là bình thường và kiểm soát huyết áp ở người thừa cân như thế nào?

Béo phì và tăng huyết áp

Béo phì là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại, được định nghĩa là sự gia tăng kích thước và số lượng tế bào mỡ trong cơ thể. Béo phì do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm các hành vi như thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ, hạn chế hoạt động thể chất và một số loại thuốc, cũng như di truyền và tiền sử gia đình. Béo phì là một tình trạng sức khỏe mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường tuýp 2 và ung thư. Chỉ số khối cơ thể BMI được sử dụng để sàng lọc tình trạng thừa cân và béo phì ở người lớn. BMI là thước đo khối lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. BMI trên 25 kg/m2 được coi là thừa cân và BMI trên 30 kg/m2 được coi là béo phì. Huyết áp là phép đo áp suất hoặc lực đẩy của máu lên thành mạch máu. Chỉ số huyết áp bao gồm hai con số với số đầu tiên là huyết áp tâm thu do áp lực lên thành động mạch khi tim đập hoặc co bóp và số thứ hai là huyết áp tâm trương đo áp lực lên thành động mạch giữa các nhịp đập khi tim bạn đang nghỉ. Tăng huyết áp là khi áp suất trong mạch máu của bạn tăng cao trên 140/90 mmHg, làm ảnh hưởng đến các động mạch của cơ thể. Hầu hết những bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất để biết bạn có bị cao huyết áp hay không. Nếu tăng huyết áp không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ.
Nhiều người thắc mắc huyết áp của người béo phì bao nhiêu là bình thường?
Béo phì được chứng minh là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến tăng huyết áp với tỷ lệ bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp gần gấp 5 lần so với những người có BMI dưới 23 kg/m2. Các cơ chế tăng huyết áp do béo phì rất phức tạp, bao gồm kích hoạt quá mức hệ thống thần kinh giao cảm, kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, thay đổi các cytokine có nguồn gốc từ mỡ như leptin, kháng insulin và thay đổi cấu trúc cũng như chức năng của thận. Béo phì và tăng huyết áp nếu không được điều trị có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Ung thư
  • Đái tháo đường loại 2

Huyết áp của người béo phì bao nhiêu là bình thường?

Tăng huyết áp là một bệnh đi kèm phổ biến liên quan đến béo phì. Để quản lý tăng huyết áp đúng cách thì bắt buộc phải đo huyết áp cho người béo phì chính xác tại các cơ sở y tế. Vậy đo huyết áp cho người béo phì như thế nào? Đo huyết áp cho người béo phì thường gặp khó khăn vì ở bệnh nhân béo phì cánh tay trên thường ngắn và lớn, dẫn đến vòng bít của máy đo huyết áp có thể không vừa vặn khi quấn quanh cánh tay trên. Vì vậy, một phương pháp thay thế cho đo huyết áp trên cánh tay là phương pháp đo ở cẳng tay trong tư thế nằm ngửa. Phương pháp này có thể được sử dụng trong môi trường lâm sàng khi việc đo huyết áp trên cánh tay gặp khó khăn ở bệnh nhân béo phì nghiêm trọng. Huyết áp của người béo phì bao nhiêu là bình thường? Huyết áp bình thường đối với người béo phì là huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.

Kiểm soát huyết áp ở người thừa cân

Trong việc kiểm soát huyết áp ở người thừa cân thì giảm cân là bước quan trọng nhất để có thể cải thiện chỉ số huyết áp của bệnh nhân. Một số biện pháp giảm cân hiệu quả ở bệnh nhân béo phì, bao gồm:
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp ở người thừa cân
  • Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm cân hiệu quả. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vì những thực phẩm này chứa rất ít năng lượng, giàu chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, để giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể bạn nên lựa chọn các loại thịt trắng giàu protein giúp phát triển cơ bắp như thịt gà. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nguồn đạm từ thực vật để giúp giảm cảm giác đói và sự thèm ăn vì cơ thể cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa protein từ thực vật.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Bạn có thể chọn các bài tập aerobic giúp giảm mỡ bụng hiệu quả, tập tạ giúp phát triển các bó cơ và giúp xương chắc khỏe hoặc vận động mọi lúc mọi nơi như đi thang bộ, làm việc nhà và leo cầu thang.
  • Ngủ đủ giấc vì nguy cơ bệnh béo phì sẽ gia tăng nếu bạn luôn ở trong tình trạng thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến nồng độ hormone leptin trong cơ thể không được sản xuất đủ làm tăng cảm giác đói bụng và thèm ăn. Vì vậy, ngủ đủ giấc là phương pháp giảm cân hiệu quả và giúp cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục sau một ngày làm việc mệt mỏi.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất Glabridin chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng giúp tăng phân giải chất béo, giảm mỡ tích tụ ở nội tạng, giảm cholesterol xấu, giảm kháng insulin và điều hòa phân bố mỡ trên cơ thể.
Bên cạnh việc giảm cân, một số biện pháp thay đổi lối sống giúp kiểm soát huyết áp ở người thừa cân, bao gồm:
  • Cắt giảm muối: Hạn chế lượng natri của bạn không quá 1500mg mỗi ngày.
  • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá là yếu tố chính gây bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư. Thuốc lá làm cho mạch máu mất khả năng đàn hồi tự nhiên dẫn đến tăng huyết áp, hư hại và tổn thương thành mạch máu.
  • Hạn chế rượu bia: Khuyến cáo lượng đồ uống có cồn dung nạp mỗi ngày là 2 đơn vị cồn đối với nam giới và 1.5 đơn vị cồn đối với nữ.
  • Giảm căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm không khí và nhiệt độ lạnh.
Nếu huyết áp của bạn không được kiểm soát bằng việc giảm cân và thay đổi chế độ sống thì một số loại thuốc hạ huyết áp có thể được chỉ định, bao gồm:
  • Thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể làm giãn mạch máu và ngăn ngừa tổn thương thận.
  • Thuốc chẹn kênh calci ngăn calci xâm nhập vào các tế bào của cơ tim và mạch máu, làm giãn mạch máu.
  • Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tóm lại, bài viết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi huyết áp của người béo phì bao nhiêu là bình thường và các biện pháp kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân béo phì. Trong đó, giảm cân là bước quan trọng nhất trong việc kiểm soát huyết áp ở người thừa cân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp việc thay đổi lối sống lành mạnh và dùng thuốc để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Để giảm cân hiệu quả bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên như hoạt chất Glabridin chiết xuất từ rễ cây cam thảo giúp giảm tích tụ mỡ ở nội tạng, tăng phân giải chất béo, giảm cholesterol xấu, điều hòa phân bố mỡ trong cơ thể; Hoạt chất Conjugated chiết xuất Raubina giúp tăng chuyển hóa thức ăn, tăng vận chuyển glucose vào cơ; Hoạt chất L – Cartinine giúp tăng đốt cháy chất béo tạo năng lượng và tăng sức bền cho cơ thể. Các thành phần từ tự nhiên giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tăng lipid máu và các bệnh lý về tim mạch.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

Trầm cảm gây mất ngủ: Nguy cơ tìm ẩn và giải pháp hỗ trợ từ NMN

31/03/2025
Theo nhiều nghiên cứu, trầm cảm gây mất ngủ, khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn giữa sự mệt mỏi và suy giảm tinh thần. Liệu có giải pháp nào giúp cải thiện tình trạng này? NMN - một giải pháp tiềm năng giúp phục hồi não bộ, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ kinh niên.
Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

Suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả?

27/03/2025
Bạn thường xuyên quên trước quên sau, khó tập trung và xử lý thông tin chậm? Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu não bộ cần được bổ sung dưỡng chất quan trọng. Vậy suy giảm trí nhớ nên bổ sung gì để cải thiện hiệu quả? Nghiên cứu từ Harvard cho thấy NMN giúp tăng 30% mức NAD+, hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh. Bổ sung Omega-3, vitamin B cũng giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt. Tìm hiểu ngay!
Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

Suy giảm trí nhớ do đâu? Điều ít ai biết!

27/03/2025
Bạn có từng quên chìa khóa dù vừa cầm trên tay? Hay đôi khi không nhớ nổi mình định làm gì dù chỉ mới nghĩ trong đầu? Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của tuổi tác hoặc do căng thẳng tạm thời. Nhưng thực tế, tưởng chỉ là "đãng trí" nhưng có thể là dấu hiệu nguy hiểm mang tên suy giảm trí nhớ. Vậy suy giảm trí nhớ do đâu và có cách nào khắc phục? Hãy tìm hiểu ở bài viết sau.
Khi nào nên đi khám trầm cảm? Cách nhận biết và thời điểm cần hành động ngay

Khi nào nên đi khám trầm cảm? Cách nhận biết và thời điểm cần hành động ngay

27/03/2025
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Hơn 75% trường hợp trầm cảm không được phát hiện kịp thời – bạn có đang bỏ qua những dấu hiệu quan trọng?
Review NMN Nhật Bản: Có tốt như lời đồn không?

Review NMN Nhật Bản: Có tốt như lời đồn không?

18/03/2025
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm thông tin review NMN Nhật Bản ngày càng phổ biến. Vậy NMN Nhật Bản có thật sự tốt như lời đồn? Nên sử dụng thế nào để tối ưu hóa chất lượng? Nên mua NMN ở địa chỉ nào uy tín? Bài viết sau đây sẽ giải đáp lần lượt đồng thời đưa ra góc nhìn khách quan.
NMN cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật: Tăng miễn dịch, phục hồi nhanh

NMN cải thiện sức khỏe sau phẫu thuật: Tăng miễn dịch, phục hồi nhanh

18/03/2025
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố, bao gồm khả năng miễn dịch, tốc độ tái tạo mô và kiểm soát viêm nhiễm. Nicotinamide Mononucleotide (NMN) được nghiên cứu như một hợp chất tiềm năng giúp thúc đẩy quá trình giảm viêm, tăng sinh tế bào và lành vết thương. Liệu NMN cải thiện sức khỏe có thật sự giúp ích cho quá trình hậu phẫu? Hãy cùng tìm hiểu!
Liều dùng NMN cho người trung niên: Bao nhiêu là đủ?

Liều dùng NMN cho người trung niên: Bao nhiêu là đủ?

18/03/2025
Bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung NMN (Nicotinamide Mononucleotide) là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng cường NAD+ trong cơ thể. Tuy nhiên, liều dùng NMN cho người trung niên bao nhiêu là phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn?
NMN chăm sóc sức Khỏe: Bí quyết trẻ hóa từ bên trong

NMN chăm sóc sức Khỏe: Bí quyết trẻ hóa từ bên trong

18/03/2025
Trong những năm gần đây, NMN chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai mong muốn cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa. Nhưng NMN là gì? Nó có thực sự hiệu quả như lời đồn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
NMN chống lão hóa: Sự thật hay chỉ là xu hướng?

NMN chống lão hóa: Sự thật hay chỉ là xu hướng?

18/03/2025
Lão hóa là quá trình tự nhiên mà mọi sinh vật đều trải qua. Tuy nhiên, những tiến bộ trong y học đã chỉ ra rằng chúng ta có thể làm chậm quá trình này ở cấp độ tế bào. Một trong những hoạt chất đang thu hút nhiều sự quan tâm là NMN (Nicotinamide Mononucleotide), được cho là có khả năng bổ sung NAD+, cải thiện sức khỏe tế bào và kéo dài tuổi thọ. Vậy, liệu NMN chống lão hóa có thật sự giúp bạn trẻ lại hay chỉ là một xu hướng thị trường? NMN giúp trẻ hóa da, cải thiện năng lượng tế bào và làm chậm lão hóa có thật không? Cùng khám phá sự thật khoa học & cách dùng NMN đúng cách để tối ưu hiệu quả!

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon