vi
Tiếng Việt
vi
Tiếng Việt
English
English
日本語
日本語
Chia sẻ:

Cơ chế điều hòa glucose trong máu diễn ra thế nào?

05/06/2023
Insulin và glucagon là 2 hormone có vai trò chính trong cơ chế duy trì nồng độ glucose trong máu. Glucose hấp thụ từ thức ăn là nhiên liệu quan trọng để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và vai trò của cả insulin lẫn glucagon đều quan trọng như nhau. Vậy cơ chế điều hòa glucose trong máu diễn ra như thế nào?

Cơ chế duy trì nồng độ glucose trong máu

Insulin và Glucagon là 2 hormone quan trọng với vai trò đối nghịch nhau để điều hòa glucose trong máu ổn định. Các hormone này hoạt động theo nhiều cách để giữ cân bằng đường huyết trong phạm vi hẹp và thay đổi theo nhu cầu của cơ thể. Sau khi ăn, tuyến tụy sẽ giải phóng Insulin để nồng độ glucose trong máu giảm xuống, trong khi giữa các bữa ăn tuyến tụy lại tiếp tục giải phóng Glucagon để giữ chỉ số đường huyết luôn ổn định. Khi bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường, cơ thể không thể sử dụng hoặc sử dụng Insulin không đúng cách do tuyến tụy sản xuất không đủ hoặc hoàn toàn không sản xuất ra Insulin, kéo theo quá trình bài tiết Glucagon cũng bất thường. Hệ quả cuối cùng là cơ chế điều hòa glucose trong máu mất cân bằng, dẫn đến đường huyết tăng cao theo nhiều mức độ, thậm chí tăng rất cao và ảnh hưởng đến tính mạng.

co-che-dieu-hoa-glucose-trong-mau
Hệ quả cuối cùng là cơ chế điều hòa glucose trong máu mất cân bằng, dẫn đến đường huyết tăng cao theo nhiều mức độ

Cơ chế điều hòa glucose trong máu của Insulin

Insulin là hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào đảo của tuyến tụy. Cơ chế hoạt động của Insulin là chuyển glucose từ máu vào tế bào để tạo ra năng lượng sử dụng hoặc dự trữ. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn giàu carbohydrate sẽ được tiêu hóa và phân hủy thành glucose, dẫn đến gia tăng đường huyết. Tình trạng tăng đường huyết sẽ phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất và bài tiết Insulin nhằm kiểm soát ổn định nồng độ đường trong máu ở giới hạn bình thường.

Khi cơ thể sản xuất Insulin, Glucagon sẽ bị ức chế. Insulin kích thích các tế bào khắp cơ thể hấp thụ glucose từ máu, sau đó tế bào sẽ sử dụng glucose để tạo năng lượng. Lượng glucose dư thừa sẽ được Insulin dự trữ trong các tế bào gan, cơ dưới dạng glycogen, và được sử dụng giữa các bữa ăn khi cần thiết. Khi glucose được chuyển đổi thành năng lượng hoặc lưu trữ trong gan hay cơ, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm đi.

Cơ chế điều hòa glucose trong máu của Glucagon

Tương tự như Insulin, Glucagon cũng là hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Về mặt cơ chế tác dụng, Insulin và Glucagon đối nghịch nhau như nước với lửa, âm với dương.

Khoảng 4 đến 6 giờ sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần và tình trạng này sẽ kích hoạt tuyến tụy sản xuất và bài tiết glucagon vào máu. Theo bác sĩ, khi tuyến tụy tiết Glucagon thì quá trình sản xuất Insulin sẽ bị ức chế.

Glucagon gửi tín hiệu cho gan và tế bào cơ phân giải glycogen thành glucose để giải phóng trở lại vào máu, qua đó có vai trò duy trì nồng độ đường trong máu không tụt xuống quá thấp.

Cách duy trì đường huyết bình thường

Với cơ chế điều hòa glucose trong máu nêu trên, chỉ số đường huyết sẽ được duy trì ổn định trong giới hạn bình thường. Mặc dù việc định lượng glucose trong máu có thể thay đổi liên tục, thấp nhất vào sáng sớm khi chưa ăn, tăng lên sau bữa ăn và giảm dần sau khoảng 1 giờ nhưng theo các chuyên gia y tế thì nó luôn được duy trì dưới 99 mg/dL. Đối với bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết tăng cao, xét nghiệm định lượng glucose trong máu nên được duy trì ở mức 70-130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL sau khi ăn xong. Nếu tăng quá cao hoặc tụt quá thấp so với giới hạn khuyến cáo, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần thực hiện một số giải pháp phù hợp để vừa đảm bảo duy trì đường huyết an toàn vừa đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Vấn đề duy trì đường huyết ở mức an toàn là vô cùng cần thiết, bất kể có mắc hay không mắc bệnh đái tháo đường. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, trong khi với người không mắc thì việc này giúp hạn chế nguy cơ diễn tiến đến đái tháo đường hoặc hạ đường huyết.

co-che-dieu-hoa-glucose-trong-mau
Chỉ số GI sẽ biểu hiện mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến xét nghiệm định lượng glucose trong máu

Một số giải pháp duy trì glucose máu được khuyến cáo:

  • Kiểm soát chỉ số đường huyết thực phẩm (GI): Chỉ số GI sẽ biểu hiện mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến xét nghiệm định lượng glucose trong máu (gọi tắt là đường huyết). GI càng cao (trên 70) thì đường huyết tăng càng nhanh và ngược lại (GI dưới 50). Chỉ số GI trung bình của một số loại thực phẩm quen thuộc như sau: gạo trắng: 73, bánh kẹo: 76, gạo lứt: 68, yến mạch: 55;
  • Theo dõi đường huyết: Một giải pháp được bác sĩ khuyến cáo để kiểm soát đái tháo đường hiệu quả chính là theo dõi chỉ số glucose trong máu thường xuyên thông qua máy đo đường huyết. Người bệnh cần kết hợp nhiều biện pháp, từ tăng cường vận động, ăn uống hợp lý, duy trì sử dụng thuốc uống hạ đường huyết hoặc liệu pháp Insulin theo chỉ định của bác sĩ… để kiểm soát chặt chẽ và ổn định đường huyết;
  • Xây dựng lối sống lành mạnh như ăn thường xuyên, không bỏ bữa, uống nhiều nước, hạn chế nước ngọt và soda, tăng cường rau xanh thay cho bánh kéo và thực hiện các bài tập thể dục tối thiểu 150 phút/tuần.

Hy vọng qua thông tin bài viết trên, bạn đã hiểu được về cơ chế điều hòa glucose trong máu để từ đó có giải pháp duy trì glucose máu ổn định giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Các bài viết khác

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

10 cách để cải thiện sức khỏe thể chất của bạn

27/06/2023
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và tăng vài kilogam cân nặng không mong muốn, có lẽ đã đến lúc bạn nên kiểm soát sức khỏe của mình. Dưới đây là 10 cách cải thiện sức khỏe thể chất của bạn ngay hôm nay.
Mất ngủ kéo dài, suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân tiềm ẩn và giải pháp khoa học từ Nhật Bản

Mất ngủ kéo dài, suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân tiềm ẩn và giải pháp khoa học từ Nhật Bản

05/05/2025
Bạn có đang trải qua tình trạng mất ngủ kéo dài, suy giảm trí nhớ, mỗi sáng thức dậy đều mệt mỏi, uể oải, khó tập trung vào công việc? Đây không chỉ là vấn đề tạm thời của nhịp sống hiện đại mà có thể là dấu hiệu cảnh báo cho sự suy giảm chức năng não bộ, rối loạn chuyển hóa và lão hóa sớm. Khoa học hiện đại đã chỉ ra nguyên nhân gốc rễ đồng thời mở ra một giải pháp tác động cấp độ tế bào, giúp bạn phục hồi giấc ngủ và cải thiện trí nhớ một cách bền vững.
Sau sinh bị suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng nguyên nhân và cách cải thiện từ gốc

Sau sinh bị suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng nguyên nhân và cách cải thiện từ gốc

05/05/2025
Sau sinh bị suy giảm trí nhớ là nỗi lo thầm kín của rất nhiều phụ nữ, nhưng thường bị xem nhẹ như một hiện tượng "não cá vàng" bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và sức khỏe tinh thần của người mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu đúng về nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phục hồi trí nhớ từ gốc bằng các nghiên cứu khoa học mới nhất – trong đó nổi bật là vai trò của NMN trong việc tăng cường năng lượng tế bào và cải thiện chức năng não bộ.
Suy giảm trí nhớ là thiếu chất gì? Giải pháp phục hồi từ gốc

Suy giảm trí nhớ là thiếu chất gì? Giải pháp phục hồi từ gốc

05/05/2025
Suy giảm trí nhớ, khó tập trung và hay quên là những dấu hiệu mà nhiều người bắt đầu gặp phải sau tuổi 35. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của tuổi tác mà còn là sự thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cho não bộ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phục hồi trí nhớ hiệu quả từ bên trong, giúp duy trì sự minh mẫn và khỏe mạnh lâu dài.
Những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng để chủ động phòng ngừa

Những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: Hiểu đúng để chủ động phòng ngừa

28/04/2025
Trí nhớ là nền tảng cho tư duy, học hỏi và kết nối xã hội. Nhưng theo thời gian, nhiều người bắt đầu cảm nhận rõ những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ: hay quên, mất tập trung, khó tiếp thu thông tin mới. Đây không chỉ là biểu hiện thông thường của tuổi tác, mà còn là dấu hiệu sinh học cho thấy cơ thể đang bước vào giai đoạn suy giảm chức năng tế bào não, một phần không thể tách rời của quá trình lão hóa. Nếu bạn từng bối rối vì trí nhớ không còn minh mẫn như trước, đừng bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận diện chính xác các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, lý do vì sao điều đó xảy ra và quan trọng nhất làm gì để cải thiện ngay từ hôm nay.
Suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh: Cảnh báo sớm ở phụ nữ sau tuổi 35

Suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh: Cảnh báo sớm ở phụ nữ sau tuổi 35

28/04/2025
Khi bước vào độ tuổi trung niên, nhiều phụ nữ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường hay quên, mất tập trung dù không quá bận rộn. Đây có thể là biểu hiện của suy giảm trí nhớ tiền mãn kinh, một trong những hệ quả điển hình của việc rối loạn nội tiết tố nữ. Đừng bỏ qua giải pháp cải thiện trí nhớ và cân bằng nội tiết từ bên trong. Khám phá bí quyết giúp bạn minh mẫn, tự tin và khỏe đẹp mỗi ngày.
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Nguy hiểm nhưng có thể cải thiện

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ: Nguy hiểm nhưng có thể cải thiện

28/04/2025
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, không còn là chuyện "não cá vàng" thoáng qua. Hay quên, phản ứng chậm, khó tập trung có thể là lời cảnh báo não bộ đang suy yếu. Đừng bỏ qua! Khám phá ngay nguyên nhân và cách phục hồi trí nhớ từ bên trong trước khi ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống.
Cách chống lão hoá da, làm săn chắc da mặt từ bên trong

Cách chống lão hoá da, làm săn chắc da mặt từ bên trong

25/04/2025
Làm săn chắc da mặt là một trong những yêu cầu cấp thiết khi làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Sự xuất hiện của nếp nhăn và da chảy xệ thường xuyên xảy ra khi chúng ta bước vào giai đoạn lão hóa. Tuy nhiên, với các giải pháp chống lão hóa từ bên trong và chăm sóc đúng cách, bạn có thể giữ gìn làn da săn chắc và khỏe mạnh lâu dài.
Dưỡng ẩm chống lão hoá cho da: Bí quyết giữ gìn làn da tươi trẻ lâu dài

Dưỡng ẩm chống lão hoá cho da: Bí quyết giữ gìn làn da tươi trẻ lâu dài

25/04/2025
Khi làn da bắt đầu lão hóa, các dấu hiệu như khô, mất đàn hồi, nếp nhăn và xỉn màu bắt đầu xuất hiện, làm giảm vẻ tươi trẻ tự nhiên của da. Việc cung cấp dưỡng ẩm cho da lão hóa là một bước quan trọng trong việc duy trì làn da mềm mịn và săn chắc. Dưỡng ẩm chống lão hóa cho da không chỉ giúp làm dịu da mà còn giúp tái tạo các tế bào, giảm thiểu nếp nhăn và cải thiện kết cấu da. Khám phá bí quyết dưỡng ẩm chống lão hóa cho da với những thành phần hiệu quả như Hyaluronic Acid, Retinol và NMN. Giúp duy trì làn da căng mịn, tươi trẻ lâu dài.
Chất chống oxy hóa não bộ: Bí quyết duy trì trí nhớ và sự minh mẫn

Chất chống oxy hóa não bộ: Bí quyết duy trì trí nhớ và sự minh mẫn

25/04/2025
Chất chống oxy hóa não bộ đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa lão hóa tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ và giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo. Đọc để khám phá bí quyết giữ gìn sự minh mẫn lâu dài! Đừng để căng thẳng và tuổi tác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tìm hiểu ngay các cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ não bộ mỗi ngày.

Theo dõi tin tức và thông tin khoa học
mới nhất của chúng tôi

phone icon