Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa khác gì nhau?
06/09/2023
Chất béo trong chế độ ăn uống đóng vai trò quan trong giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Chất béo cung cấp năng lượng, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, duy trì sự phát triển của tế bào, ổn định huyết áp và giúp cơ thể hấp thu một số chất dinh dưỡng. Chất béo được chia làm hai nhóm chính là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Vai trò của hai nhóm chất béo này đối với cơ thể cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu về sự khác nhau giữa chất béo bão hòa và không bão hòa qua bài viết dưới đây.
Chất béo bão hòa là gì?
Chất béo bão hòa được tạo thành từ các phân tử carbon, hydro và oxy. Chất béo bão hòa trong cấu trúc được “bão hòa” với các phân tử hydro. Chúng có số lượng nguyên tử hydro lớn nhất có thể và không có liên kết đôi trong cấu trúc hóa học.
“Tại sao chất béo bão hòa nên được thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là câu hỏi được quan tâm nhiều?”. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chất béo bão hòa nên chiếm ít hơn 6% lượng calo hàng ngày của cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – còn được gọi là cholesterol xấu. Hàm lượng LDL cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa bao gồm:
Thịt động vật như thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn…
Một số loại dầu thực vật như dầu dừa, hạt cọ..
Các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ, phô mai, sữa, kem…
Thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói..
Đồ ăn nhẹ như bánh quy, khoai tây chiên, bánh ngọt…
Thịt bò chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao
Chất béo không bão hòa là gì?
Chất béo không bão hòa thường tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Chúng khác với chất béo bão hòa ở chỗ cấu trúc hóa học chứa một hoặc nhiều liên kết đôi.
Chất béo không bão hòa được chia thành hai nhóm chính:
Chất béo không bão hòa đơn: Loại chất béo không bão hòa này chỉ chứa một liên kết đôi trong cấu trúc, tồn tại ở dạng lỏng tại nhiệt độ phòng. Các loại chất béo không bão hòa đơn điển hình là dầu ô liu và dầu hạt cải;
Chất béo không bão hòa đa: Loại chất béo không bão hòa này có chứa hai hoặc nhiều liên kết đôi trong cấu trúc, tồn tại ở dạng lỏng tại nhiệt độ phòng. Các loại chất béo không bão hòa đa điển hình là dầu cây rum, dầu hướng dương và dầu ngô.
Chất béo không bão hòa giúp làm giảm mức cholesterol LDL có hại, giảm viêm và cung cấp chất dinh dưỡng cơ thể cần để duy trì và phát triển tế bào. Chất béo không bão hòa đa cung cấp axit báo omega – 6 và omega – 3 tốt cho tim mạch và sức khỏe của cơ thể.
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao chất béo không bão hòa bao gồm:
Dầu ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng (dầu thực vật, quả hạch, hạt..);
Quả hạch;
Hạt khô;
Các loại cá như cá ngừ, cá hồi…
Bơ…
Chất béo nào tốt hơn cho sức khỏe?
Chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa có lợi ích như thể nào đối với sức khỏe tim mạch. Trong những thập kỷ vừa qua, các chuyên gia y tế và các tổ chức như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị rằng hạn chế ăn chất béo bão hòa góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng việc hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu (cứ 3 ca tử vong ở mỹ thì có 1 ca liên quan đến bệnh tim mạch).
Tuy nhiên, một số nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe đã đặt câu hỏi liên quan đến việc liệu rằng chất béo bão hòa có thực sự gây hại như thế nào đối với sức khỏe tim mạch? Cuộc tranh luận đó vẫn chưa được giải quyết. Mặc dù vậy những lợi ích sức khỏe của chất béo bão hòa khi so sánh với chất béo không bão hòa luôn kém cạnh hơn, cụ thể như sau:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều chất béo không bão hòa và ăn ít chất béo bão hòa có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn – cũng như tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân chính khác thấp hơn.
Ngoài ra, trong các nghiên cứu mà người tham gia nghiên cứu thay thế một số chất béo bão hòa bằng các chất béo không bão hòa (đặc biệt là chất béo không bão hòa đa) thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ giảm một cách đáng kể (khoảng 30% theo báo cáo của AHA). Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống này có hiệu quả như dùng thuốc statin điều trị tăng mỡ máu;
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ hấp thu và có xu hướng ăn ít hơn các chất dinh dưỡng khác như chất béo không bão hòa hoặc carbohydrate. Nói cách khác, ăn nhiều chất béo bão hòa làm tăng khả năng loại bỏ các chất béo không bão hòa lành mạnh khác.
Nhiều loại chất béo không bão hòa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với cơ thể, đặc biệt là omega – 3, omega – 6 tốt cho sức khỏe tim mạch, não bộ và các đặc tính chống viêm khác…
Chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe tim mạch
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất béo có lợi cho sức khỏe cơ thể. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng là một trong những yếu tố quyết định lượng chất béo cần cung cấp phù hợp cho mỗi bữa ăn. Đối với người thừa cân béo phì, hàm lượng chất béo trong cơ thể cao hơn so với người bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung hàm lượng chất béo phù hợp ở người thừa cân béo phì vì vậy cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên như hoạt chất Glabridin chiết xuất từ rễ cây cam thảo giúp giảm tích tụ mỡ ở nội tạng, tăng phân giải chất béo, giảm cholesterol xấu, điều hòa phân bổ mỡ trong cơ thể; Hoạt chất Conjugated chiết xuất Raubina giúp tăng chuyển hóa thức ăn, tăng vận chuyển glucose vào cơ; Hoạt chất L – Cartinine giúp tăng đốt cháy chất béo tạo năng lượng và tăng sức bền cho cơ thể. Các thành phần từ tự nhiên giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tăng lipid máu và các bệnh lý về tim mạch.