Bệnh mất ngủ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không chỉ là người lớn tuổi. Cá biệt có 1 số trường hợp mất ngủ hoàn toàn và thậm chí không buồn ngủ. Vậy vì sao hoàn toàn mất ngủ mà không bị mệt?
Mất ngủ nguyên phát là gì? Có phải là mất ngủ hoàn toàn không?
Mất ngủ hoàn toàn là tình trạng người bệnh không thể ngủ được bất kỳ lúc nào trong 24 giờ. Trong khi đó, mất ngủ nguyên phát lại đặc trưng bởi biểu hiện khó đi vào giấc ngủ và hay thức giấc thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già. Như vậy mất ngủ hoàn toàn không hẳn là mất ngủ nguyên phát. Các chuyên gia đã chứng minh được hiện tượng mất ngủ hoàn toàn, người bệnh buồn ngủ nhưng không thể ngủ được có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh. Tình trạng chung của mất ngủ hoàn toàn là người bệnh có xu hướng buồn ngủ khi học tập hay làm việc nhưng lại khó chợp mắt khi nằm xuống.
Mất ngủ hoàn toàn do đâu?
Hoàn toàn mất ngủ mặc dù có cảm giác buồn ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do não bộ bị kích thích: Việc vận động mạnh hoặc sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ có khả năng kích thích não bộ hoạt động quá mức, dẫn tới sức khỏe thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi và khó có thể đi vào giấc ngủ.
Do sử dụng thiết bị có ánh sáng xanh: Các thiết bị điện tử chứa ánh sáng xanh dễ gây ức chế não bộ tiết hormone gây mất ngủ và gây cản trở đến chu kỳ ngủ.
Do cơ thể mệt mỏi hoặc quá căng thẳng: Áp lực công việc, học tập hay cuộc sống dễ khiến con người mệt mỏi và căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất, có khả năng khiến não bộ tỉnh táo và gây trì hoãn giấc ngủ
Do nóng trong người: Cơ thể quá nóng dễ gây bức bối, cáu giận và rất khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là hoàn toàn mất ngủ.
Do bệnh lý: Một số bệnh lý có khả năng gây ra các cơn đau hoặc cảm giác khó chịu vào ban đêm gây cản trở cho giấc ngủ như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản, đái tháo đường, suy tim và rối loạn cơ xương,…
Mất ngủ hoàn toàn ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
Mất ngủ hoàn toàn nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như:
Suy giảm trí nhớ: Người bị mất ngủ hoàn toàn thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chậm chạp vào ngày hôm sau. Lúc này, não bộ cũng bất ổn định, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất làm việc và học tập.
Nguy cơ tăng huyết áp: Mất ngủ hoàn toàn sẽ khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn bình thường gây co mạch, tăng huyết áp và tạo áp lực lên hệ tim mạch. Tình trạng mất ngủ hoàn toàn kéo dài có thể gây tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về tim khác.
Trầm cảm: Hoàn toàn mất ngủ chắc chắn sẽ là nỗi lo lắng không hề nhỏ, thậm chí áp lực tâm lý lớn với người cố gắng để đi vào giấc ngủ. Lâu dần dẫn tới các suy nghĩ tiêu cực, rối loạn tâm lý, tâm trạng dễ cáu gắt và cuối cùng là trầm cảm.
Ảnh hưởng tới tình dục: Đời sống tình dục của người bị mất ngủ hoàn toàn cũng rất tiêu cực do sự rối loạn trong nội tiết tố. Trong khi nam giới có xu hướng cáu gắt, mất kiểm soát thì nữ giới lại dễ mệt mỏi, chán nản khi gặp phải tình trạng này.
Gây tăng cân: Khi mất ngủ cơ thể dễ rơi vào mệt mỏi, uể oải, hoạt động chức năng của các cơ quan giảm sút dẫn tới lượng calo không thể tiêu hao gây tích trữ mỡ và tăng cân.
Tăng nguy cơ ung thư: Mất ngủ còn làm tăng nguy cơ ung thư do ức chế hormone melatonin- có chức năng chống lại sự sản sinh của các tế bào khối u
Mất ngủ hoàn toàn mà không mệt có phải bị bệnh không?
Như đã phân tích, việc mất ngủ kéo dài chắc chắn sẽ gây ra uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau cũng như để lại nhiều hậu quả lâu dài cho sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mất ngủ hoàn toàn trong vài đêm nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo vào ngày hôm sau. Các trường hợp này có thể do rối loạn về nội tiết hoặc sự ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài gây mất ngủ nhưng vẫn trong giới hạn chịu đựng của cơ thể.
Việc thường xuyên bị mất ngủ hoàn toàn chắc chắn vẫn sẽ để lại những tác hại tiềm ẩn cho cơ thể. Do đó nếu bị mất ngủ 1-2 đêm thì bạn có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để cải thiện giấc ngủ. Nhưng nếu việc hoàn toàn mất ngủ lặp lại thường xuyên, dù không có dấu hiệu mệt mỏi bạn vẫn nên đi khám tại các bác sĩ chuyên khoa tâm lý- thần kinh để tìm được nguyên nhân cũng như tư vấn cải thiện giấc ngủ trước khi có biến chứng đáng tiếc xảy ra về sau.
Song song với việc thực hiện các biện pháp trị mất ngủ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN) để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào cơ thể, chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do và ngăn chặn tình trạng thiếu máu não. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả.