Mất ngủ mãn tính là gì và hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
25/05/2023
Mất ngủ mãn tính là tình trạng khá phổ biến hiện nay khi số người mắc phải ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Vậy mất ngủ mãn tính có chữa được không, hậu quả mất ngủ mãn tính gây ra là gì?
Mất ngủ mãn tính là gì?
Mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên là gì? Mất ngủ mãn tính là một rối loạn giấc ngủ thường gặp biểu hiện bởi việc bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ như: thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, hay thức giấc nhưng không thể ngủ lại được… kéo dài trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 tháng. Mất ngủ mãn tính dễ dẫn đến thiếu năng lượng, giảm tập trung ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe khác cho người bệnh. Nếu tình trạng mất ngủ ngắn hơn 1 tháng được gọi là mất ngủ cấp, mất ngủ với thời gian dài (trên 1 tháng) được gọi là mất ngủ mãn tính hay mất ngủ kinh niên.
Mất ngủ mãn tính là một rối loạn giấc ngủ thường gặp biểu hiện bởi việc bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ
Mất ngủ có thể là dấu hiệu chỉ điểm bệnh tật
Một số bệnh lý có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe, một trong số đó là biểu hiện mất ngủ mãn tính:
Đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, loãng xương... gây đau nhức khiến người bệnh khó ngủ vào ban đêm kéo dài, hay còn gọi là mất ngủ mãn tính.
Bệnh tim mạch như cao huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim gây ra tình trạng đau tức ngực, khó thở, làm giảm chất lượng giấc ngủ của người mắc bệnh.
Bệnh đường hô hấp như hen, giãn phế quản gây ho nhiều, khó thở dẫn đến khó ngủ, mất ngủ triền miên.
Bệnh đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường… kèm theo tiểu nhiều vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ mãn tính.
Bệnh lý tâm thần gây khó ngủ và mất ngủ mãn tính.
Bệnh trầm cảm hoặc stress, lo âu, tức giận, buồn rầu… thường có xu hướng bị mất ngủ cấp và mất ngủ mãn tính.
Ngoài ra, nữ giới bị rối loạn hormon trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến tâm sinh lý thay đổi, dẫn đến mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ mãn tính có chữa được không?
Mất ngủ mãn tính có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách. Nhiều người mất ngủ mãn tính đã thoát khỏi tình trạng mất ngủ hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính khác nhau. Tùy vào mức độ và thời gian mất ngủ, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị mất ngủ mãn tính phù hợp. Nếu mất ngủ mãn tính càng để lâu càng dễ tiến triển thành nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị.
Mất ngủ mãn tính có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện và điều trị đúng cách
Hậu quả của mất ngủ mãn tính
Cơ thể cần được hồi phục và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần có một giấc ngủ chất lượng. Giấc ngủ đủ sẽ giúp não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng và stress, tăng cường trí nhớ và tăng khả năng tập trung... Nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe cả về thể chất và tinh thần:
Mất ngủ mãn tính gây mất tập trung trong công việc, học tập;
Người thường xuyên mất ngủ suốt một thời gian dài làm gì cũng chậm chạp và khó khăn hơn, khả năng ghi nhớ cũng kém hơn;
Mất ngủ mãn tính dễ tăng cân. Nhiều người muốn giảm cân lựa chọn phương pháp thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó cân nặng bị giảm sút. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm gây hậu quả ngược. Khi mất ngủ mãn tính, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi, cơ quan không làm tốt chức năng vốn có nên calo không được tiêu hao, điều này làm tăng tích tụ mỡ thừa.
Vấn đề ở hệ tim mạch: mất ngủ mãn tính khiến cho hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, tăng huyết áp, tạo áp lực cho hệ tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng của tim. Ngoài ra, mất ngủ mãn tính còn làm cơ thể bị mất cân bằng, tăng tiết insulin giúp ổn định đường huyết nên tim cũng bị ảnh hưởng.
Tác động xấu đến da: mất ngủ mãn tính cơ thể sẽ không sản sinh ra hormon sinh trưởng, thay vào đó tạo ra hormone căng thẳng làm phá vỡ collagen trong cơ thể khiến da dễ bị mụn, viêm, xuất hiện nếp nhăn.
Tâm lý bị rối loạn, não dễ phản ứng tiêu cực nếu bạn bị mất ngủ mãn tính sinh ra mệt mỏi, dễ lo âu, cáu gắt… thậm chí sinh ra tự kỷ, trầm cảm...
Tăng nguy cơ ung thư: một nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng phụ nữ ngủ đêm ít hơn 6 giờ sẽ có nguy cơ phát triển ung thư vú. Nghiên cứu của Harvard (Mỹ) còn cho biết người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm còn có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Các tình trạng này là do sự hạn chế sản xuất hormone melatonin khi ngủ - hormone chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Mất ngủ mãn tính làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Mất ngủ mãn tính gây khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản của cơ thể.
Tăng nguy cơ nhiễm bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công do hệ thống miễn dịch suy yếu vì mất ngủ mãn tính.
Có thể thấy chúng ta không nên chủ quan với tình trạng mất ngủ mãn tính. Đối với trường hợp mất ngủ do bệnh lý có thể điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng mất ngủ. Trong trường hợp mất ngủ do thói quen sinh hoạt, do môi trường thì có thể chữa trị bằng cách thay đổi thói quen sống sao cho thật khoa học, hợp lý.
Có thể thấy mất ngủ vốn gây ra rất nhiều các vấn đề và hệ lụy cho sức khỏe lâu dài, vì thế khi xác định được cơ thể đang gặp phải tình trạng mất ngủ bạn nên tìm cách khắc phục bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hoặc có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần Nicotinamide Mononucleotide (NMN) để hỗ trợ nuôi dưỡng tế bào cơ thể, chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do và ngăn chặn tình trạng thiếu máu não. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ mãn tính ở cả nam và nữ giới.