Lo âu là cách mà cơ thể bạn đang chống trả, và chạy trốn khỏi các vấn đề đang xảy ra khi mà bạn nghĩ về một vấn đề nào đó rất thường xuyên, kèm theo cảm giác tiêu cực và lo sợ. Khi một tình trạng lo âu quá mức xảy ra và kéo dài chúng sẽ gây ra những xáo trộn trong vấn đề ngủ nghỉ, ăn uống, giao tiếp,... và sau cùng có thể sẽ dẫn đến những rối loạn tâm thần
Căng thẳng là loại trạng thái xảy ra khi bất cứ nhu cầu và suy nghĩ nào được đặt lên não bộ hoặc cơ thể của bạn. Trạng thái căng thẳng có thể sẽ được kích hoạt bởi một sự kiện, suy nghĩ khiến cho bạn thất vọng hoặc lo lắng. Căng thẳng và lo âu không phải lúc nào cũng kèm theo những suy nghĩ tiêu cực. Cảm giác gây căng thẳng lo âu chúng còn là một động lực giúp bạn có nghị lực vượt qua những thử thách ở trong cuộc sống hoặc đôi khi còn là động lực để bạn hoàn thành các công việc và vượt qua chính bản thân mình.
Cho đến nay thì những nhà khoa học vẫn chưa tìm được rõ nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng lo âu quá mức, tuy nhiên những nhà nghiên cứu cho rằng có thể sẽ liên quan đến những chất hoá học trong não thường gọi là những chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, và GABA (gamma-aminobutyric acid)
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành căng thẳng lo âu quá mức có thể được kể đến như sau:
Ngoài những triệu chứng trên, thì căng thẳng và lo âu quá mức có thể sẽ gây ra các triệu chứng như: Thở nhanh, chóng mặt, bồn chồn, cảm giác gần với cái chết, giận dữ phi lý, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, hoảng loạn hoặc lo lắng, đặc biệt là trong các tình huống xã hội
Rối loạn lo âu nặng hoặc nhẹ cũng sẽ gây ra các ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng cuộc sống, và sức khỏe của người bệnh:
Những người bị bệnh rối loạn lo âu thường sẽ sống khép kín, thu mình lại và ngại giao tiếp với xã hội. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xấu ở trong cuộc sống, công việc cũng như khó phát triển những mối quan hệ.
Rối loạn lo âu khiến cho bệnh nhân luôn có cảm giác lo lắng, căng thẳng quá mức làm cho cơ thể sẽ mệt mỏi, kém tập trung và gây các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới tim mạch và hệ tiêu hóa như: táo bón, ăn không ngon hay đầy hơi. Từ đó khiến cho những bệnh mãn tính như: tiểu đường, huyết áp và tim mạch…) trở nên sẽ nghiêm trọng hơn.
Bệnh rối loạn lo âu càng nặng thì càng khó chữa, thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: lạm dụng đến chất kích thích, bia, rượu và thuốc lá… Từ đó gây ra bệnh đau đầu mãn tính hoặc trầm cảm, làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm, cảm giác bị chán ghét bản thân, thậm chí có suy nghĩ là muốn tự tử…
Bệnh rối loạn lo âu có thể điều trị được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ cũng như ý chí quyết tâm của những người bệnh. Việc chúng ta nên điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục sẽ càng cao:
Trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá tình hình của người bệnh để kê đơn thích hợp, và 1 số loại thuốc thường sẽ được sử dụng như:
Lưu ý: Khi người bệnh sử dụng thuốc cần phải kiên trì và tuân thủ đúng liều lượng cũng như phác đồ điều trị của các bác sĩ. Không nên tùy tiện ngừng dùng hoặc đổi thuốc. Khi thấy có những biểu hiện gì bất thường cần phải báo ngay lại cho bác sĩ.
Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng liệu pháp tâm lý hết sức quan trọng. Nếu như thật sự kiên trì và quyết tâm, người bệnh có thể sẽ vượt qua mà không cần phải phụ thuộc vào thuốc.
Theo đó bác sĩ sẽ nói chuyện và tư vấn tâm lý trực tiếp để có thể giúp người bệnh giảm bớt đi triệu chứng rối loạn lo âu quá mức. Được hướng dẫn những cách suy nghĩ, đối phó với những tình huống trong cuộc sống 1 cách tích cực. Đồng thời, sẽ tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu để có biện pháp xử lý một cách thích hợp.
Bản thân người bệnh bị rối loạn lo âu cần có cách suy nghĩ tích cực, lạc quan, và duy trì lối sống lành mạnh, vững vàng tinh thần để có thể sẵn sàng đối phó với những biến cố trong cuộc sống. Tốt nhất là nên nói chuyện, và chia sẻ nhiều hơn đối với những người xung quanh như người thân, vợ hoặc chồng để có thể nhận sự giúp đỡ.
Song song với việc dùng thuốc và các biện pháp tâm lý, người bệnh cũng nên dành thời gian để ngồi thiền, tập hít thở sâu, tập yoga, học cách chia sẻ với người thân để tình trạng bệnh sớm được thuyên giảm.
Ngoài ra, để có hiệu quả hơn trong việc cải thiện vấn đề tinh thần cũng như sức khỏe, người bệnh nên sử dụng viên uống chăm sóc sức khỏe có thành phần Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng chống lại sự thoái hóa thần kinh, làm giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não, cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ. Từ đó giảm thiểu tình trạng căng thẳng thần kinh và các bệnh lý gây ra tình trạng hồi hộp tim đập nhanh hiệu quả.