Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Trầm cảm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành vi, ứng xử và gây ra những ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và những mối quan hệ gia đình và xã hội.
Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên lứa tuổi thường gặp vào khoảng 18 - 45 tuổi, tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ mắc bệnh trầm cảm. Ở độ tuổi trên bệnh nhân thường phải đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội và các thay đổi trong cuộc sống như tìm việc làm, kết hôn, sinh con và về hưu.
Một số đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm, bao gồm:
Trầm cảm là một bệnh lý rối loạn tâm thần ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến trầm cảm là gì?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngoài sự mất cân bằng giữa các chất hóa học trong não thì những kết nối tế bào thần kinh, sự phát triển của tế bào não và hoạt động của các mạch máu não cũng có tác động lớn đến nguyên nhân gây trầm cảm.
Qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như MRI, PET, SPECT người ta phát hiện ra rằng hồi hải mã nhỏ hơn ở một số bệnh nhân trầm cảm. Kích thước hồi hải mã tỷ lệ nghịch với tần suất xuất hiện các cơn trầm cảm. Các nhà khoa học đã xác định được nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác nhau có ảnh hưởng đến nguyên nhân của bệnh trầm cảm, bao gồm:
Những nghiên cứu về tiền căn gia đình và trẻ sinh đôi đã cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về sự đóng góp của những yếu tố di truyền vào nguy cơ gây bệnh trầm cảm. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm tăng gấp 2-3 lần ở con cái nếu chúng có cha hoặc mẹ bị trầm cảm. Mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm cũng phụ thuộc vào việc con cái được di truyền bệnh từ bố hay mẹ.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của gen trong việc hình thành khả năng thích nghi, khả năng đối phó trước các tác động tiêu cực từ bên ngoài với từng cá nhân.
Trong cuộc sống hàng ngày có vô vàn sự kiện xảy ra tác động đến tâm lý và tình cảm của con người. Có những biến cố sẽ mau chóng qua đi nhưng cũng có những biến cố để lại ám ảnh sâu sắc trong tâm trí mỗi cá nhân mà họ không thể vượt qua.
Những mất mát và chấn thương tinh thần có thể khiến con người dễ bị trầm cảm hơn. Khi con người trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống như mất người thân, bị bỏ rơi, bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, những sang chấn và chấn thương sau chiến tranh có thể trở thành những kí ức không thể quên, chúng trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng và hậu quả là nguyên nhân gây trầm cảm. Có những bệnh nhân sau điều trị vẫn rất dễ tái phát, vì đó là phần quá khứ không thể thay đổi hoặc khi người bệnh gặp một biến cố tương tự.
Bên cạnh đó, sang chấn tâm lý khi còn nhỏ sẽ gây ra những thay đổi trong chức năng não làm xuất hiện các triệu chứng trầm cảm và lo âu sau này. Vùng não bộ chi phối phản ứng căng thẳng có thể bị thay đổi về cấu trúc, hình thái và chức năng. Biểu hiện bằng những sự thay đổi như mất cân bằng về nồng độ chất dẫn truyền thần kinh hoặc tổn thương thực thể các tế bào thần kinh.
Mỗi cá nhân sẽ có những phản ứng và khả năng thích nghi khác nhau khi đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống như thất nghiệp, thất tình, bệnh tật, sự chia ly và bạo lực. Không phải tất cả ai khi đối mặt với những căng thẳng này đều mắc rối loạn tâm thần, nhưng trên thực tế có nhiều người không thể vượt qua và đó có thể là khởi nguồn để bệnh trầm cảm tiến triển.
Một số nghiên cứu chứng minh rằng cấu tạo gen ảnh hưởng đến phản ứng thích nghi và đáp ứng của chúng ta với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Khi các yếu tố di truyền và các tình huống căng thẳng kết hợp với nhau thì hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân bị trầm cảm.
Sự căng thẳng kéo dài cũng dẫn đến nhiều thay đổi về sinh lý trong cơ thể gây nên những rối loạn chức năng của cơ quan. Khi tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian ngắn thì cơ thể ít bị ảnh hưởng và dễ dàng trở lại trạng thái bình thường hơn. Khi tình trạng căng thẳng kéo dài và mức độ căng thẳng cao dẫn đến những thay đổi trong cơ thể và não bộ có thể bị rối loạn gây ra cơ chế bệnh sinh trầm cảm.
Một số loại thuốc có tác động đến nồng độ các chất hóa học trong hệ thần kinh trung ương theo một cách nào đó và có thể dẫn đến chứng trầm cảm, bao gồm:
Nhiều bệnh lý tổn thương thực thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, bao gồm:
Các bệnh lý trên có thể là nguyên nhân gây trầm cảm, đồng thời trầm cảm cũng có thể xuất hiện trước khi cơ thể bị bệnh thật sự.
Nghiện chơi điện tử, nghiện mạng xã hội như Facebook và Tiktok có thể khiến con người chìm đắm trong thế giới ảo và làm giảm thời gian tương tác giữa người với người trong thế giới thực. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về rối loạn tâm lý trong đó có bệnh trầm cảm.
Có thể thấy nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm vốn rất đa dạng cũng như việc điều trị bệnh lý này khá phức tạp, cần nhiều thời gian. Tốt nhất khi có dấu hiệu của việc cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ kéo dài… bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cũng có thể chủ động bổ sung thực phẩm chức năng có chứa Nicotinamide Mononucleotide (NMN). Nicotinamide Mononucleotide có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm tác hại của các gốc tự do trong tế bào não từ đó chống lại sự thoái hóa thần kinh. Người bệnh có thể cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và khơi dậy khả năng sáng tạo bằng cách cải thiện giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Nicotinamide Mononucleotide còn giúp ổn định tâm trạng, chống stress, chống trầm cảm và chống suy nhược thần kinh.