Dấu hiệu da bị lão hóa như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lối sống, chế độ ăn uống, di truyền và các thói quen cá nhân khác. Ví dụ, hút thuốc có thể tạo ra các gốc tự do, các phân tử oxy từng khỏe mạnh nhưng hiện đang hoạt động quá mức và không ổn định. Các gốc tự do làm hỏng tế bào, dẫn đến nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa da sớm.
Những thay đổi sinh lý ở da lão hóa bao gồm những thay đổi về cấu trúc và sinh hóa, cũng như những thay đổi về nhận thức thần kinh, tính thấm, phản ứng với tổn thương, khả năng sửa chữa và tăng tỷ lệ mắc một số bệnh về da:
Có thể thấy, khi chúng ta già đi, những thay đổi kể trên sẽ xảy ra một cách tự nhiên và gây ra các dấu hiệu lão hóa da:
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là thủ phạm lớn nhất khiến da bị lão hóa. Theo thời gian, tia cực tím (UV) của mặt trời làm hỏng một số sợi nhất định trên da gọi là elastin. Sự đứt gãy của các sợi đàn hồi làm cho da chảy xệ, căng ra và mất khả năng phục hồi sau khi kéo căng . Da cũng dễ bị bầm tím và rách hơn và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Vì vậy, mặc dù tổn thương do ánh nắng mặt trời có thể không xuất hiện khi bạn còn trẻ, nhưng nó sẽ xuất hiện sau này trong cuộc đời bạn.
Không có gì có thể phục hồi hoàn toàn các tác hại của ánh nắng mặt trời, mặc dù da đôi khi có thể tự phục hồi một phần nhỏ. Laser có thể giúp đảo ngược một số thiệt hại trên da, tuy nhiên không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời và ung thư da. Chúng ta có thể trì hoãn những thay đổi liên quan đến lão hóa da bằng cách tránh tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tự tạo thói quen sử dụng kem chống nắng chứa kẽm oxit (chất ngăn chặn vật lý) có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Kem chống nắng có oxit sắt ngăn chặn ánh sáng khả kiến (gây các vấn đề về sắc tố) và ánh sáng xanh (gây lão hóa da tương tự như tia UVA). Ngoài ra, hãy mặc quần áo để che vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như áo sơ mi dài tay, quần dài, mũ rộng vành và kính râm.
Trọng lực, chuyển động của khuôn mặt và tư thế ngủ là những yếu tố thứ yếu góp phần làm thay đổi làn da. Khi da mất dần đi tính đàn hồi, trọng lực sẽ tác động khiến lông mày và mí mắt rủ xuống dưới, phần dưới má và hàm trở nên chảy xệ, dái tai cũng dần dần dài hơn.
Các đường chuyển động trên khuôn mặt trở nên rõ nét hơn sau khi da bắt đầu mất đi độ đàn hồi (thường bắt đầu khi chúng ta bước sang độ tuổi 30 và 40). Các đường chuyển động (nếp nhăn) có thể xuất hiện theo chiều ngang trên trán, theo chiều dọc trên da phía trên gốc mũi hoặc dưới dạng các đường cong nhỏ trên thái dương, ở phần má trên và khu vực quanh miệng.
Nếp nhăn khi ngủ là do cách đặt đầu trên gối và có thể trở nên rõ ràng hơn sau khi da bắt đầu mất tính đàn hồi. Nằm ngửa khi ngủ là tư thế tối ưu có thể cải thiện những nếp nhăn này hoặc ngăn chúng trở nên tồi tệ hơn.
Những người hút thuốc lá thường có xu hướng xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn những người không hút thuốc ở cùng độ tuổi, cùng nước da và có cùng tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bởi vì hầu hết các thay đổi về da đều liên quan đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên việc phòng ngừa là một quá trình lâu dài:
Hiểu được những dấu hiệu lão hóa da sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc, phòng ngừa và làm chậm sự phát triển của quá trình này.
Nguồn tham khảo: nia.nih.gov, ncbi.nlm.nih.gov, medlineplus.gov, webmd.com